Mất nước - Đâu chỉ có chuyện buồn

Mặc dù việc mất nước trong nhiều ngày khiến người dân khốn đốn và làm đảo lộn sinh hoạt của nhiều gia đình. Song trong nỗi vất vả đó, có người lại tìm lại được niềm vui, niềm hạnh phúc mà lâu nay bị chìm trong guồng quay của cuộc sống và công việc.

Mất nước sinh hoạt. Ai đã từng ở vào cảnh ấy mới hiểu hết chuyện vất vả, từ việc đúng giờ phải tất bật mang xô, chậu sẵn có trong nhà ra đầu ngõ để hứng từng giọt nước sạch. Hơn 10 ngày mất nước, nếp sinh hoạt của các gia đình bị đảo lộn: đi xin tắm giặt nhờ, đi mua từng bình nước về nấu ăn, còn nước nhận từ xe téc thì... chỉ để rửa rau, quả.

Có gia đình mua cả chục bình nước lavie to về dùng. Đến khi có người bảo, nước khoáng không đun nấu được, do khoáng chất trong nước khi đun sôi sẽ phân hủy thành những thứ độc hại. Họ lại chạy đi mua nước lọc bình thường, nhưng chỗ nào cũng thấy... cháy hàng. Và, thôi đành tiết kiệm nước hết mức có thể, thậm chí còn tranh thủ đến cơ quan lấy từng can nước mang về vậy.

Nhưng trong nỗi vất vả khi mất nước, có gia đình lại cảm thấy vui bởi gia đình có thời gian gắn kết mọi thành viên hơn, khi ngày nào cũng hỏi nhau mọi việc từ dùng nước tiết kiệm ra sao, hôm nay có nên tắm giặt và rửa bát không… khiến không khí trong nhà luôn tất bật hơn hẳn mọi khi.

Chưa kể tình cảm giữa những người hàng xóm cũng thêm thân thiết. Trong lúc áp lực đầu nguồn của nhà máy nước bị yếu, vậy thì mọi người cùng nhau nỗ lực: người tìm mua máy bơm, người tìm gạch, người giúp xi măng, người mang máy khoan đến lắp chiếc máy bơm đợi khi nhà máy nước bơm nước vào đường ốngn nhà cuối nguồn cũng có thể bơm nước vào bể nhà mình.

Chỉ khi đó bạn mới nhận ra một điều, hóa ra những người hàng xóm mà lâu nay tưởng là lạnh nhạt, khép kín, trong lúc khó khăn lại giúp nhau nhiều đến thế. Dù mất nước mấy hôm vất vả, nhưng chuyện mất nước lại giúp bạn nhận ra nhiều điều đáng quý mà lâu nay không thấy. Thực ra không phải mất nước chỉ có vất vả, khổ sở, mà trong nỗi khổ đó, có người lại tìm lại được niềm vui, niềm hạnh phúc mà lâu nay bị chìm khuất do guồng quay của cuộc sống và công việc./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tháng Ba khép lại bằng những ngày nồm ẩm, lạnh se sắt xen lẫn những cơn mưa phùn lê thê. Miền Bắc giao mùa như một cô gái đỏng đảnh, lúc nắng ấm dịu dàng, lúc lại trở mình hờn dỗi, để lại trong không gian hơi ẩm bức bối, khiến lòng người cũng chùng xuống theo những giọt mưa.

Thỉnh thoảng lúc rảnh rỗi, có người thường xem lại quyển sổ chép thơ mà cô đã viết tay một thời, hoặc mở máy laptop, mở điện thoại, nghe lại những bài nhạc yêu thích. Cô thích nhất là lắng nghe âm thanh quen thuộc từ những tình khúc bất hủ của Trịnh Công Sơn. Những lúc như vậy, cô lại tự hỏi mình: Ta là ai trong cuộc đời này?

Mỗi khi đến tiết Thanh minh, trong tâm thức của nhiều người lại nhớ về những ngày thơ bé hạnh phúc, được cùng ba mẹ làm món bánh trôi để đón Tết Hàn thực. Dẫu chỉ là món bánh đơn thuần nhưng đó lại là hương vị của đoàn viên.

"Thanh minh trong tiết tháng Ba/Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh" - tiết Thanh minh nhắc nhở người Việt Nam ta hướng về cội nguồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Vào những ngày giữa tháng Ba, mùa xuân ấm áp khẽ khàng làm sáng bừng sắc đỏ rực rỡ của hoa gạo ở ven sông. Ở một nơi xa, có một người con lại thao thức nhớ sắc hoa gạo quê nhà.

Tháng Ba về, khi thời tiết ở Hà Nội dần trở nên ấm áp hơn, có người thường ra phố, tìm mua ít quả nhót từ gánh hàng của các chị bán rong trên phố. Dẫu không thích ăn chua nhưng chỉ cần nhìn thấy mấy quả nhót chín ứng đỏ như đôi má trẻ thơ khi gió xuân tràn về, lòng cô không khỏi nôn nao nỗi nhớ quê hương.