Iran vượt qua hệ thống phòng không tốt nhất thế giới thế nào?

Hệ thống phòng không của Israel được đánh giá là hệ thống hiện đại nhất thế giới, nhưng hệ thống đó không phải lúc nào cũng hiệu quả.

Đêm qua, Iran đã phóng khoảng 180 tên lửa đạn đạo sang lãnh thổ Israel, phần lớn trong số đó đã bị phòng không Israel đánh chặn. Tuy nhiên, vẫn có những tên lửa của Iran đã vượt qua nhiều lớp phòng thủ của hệ thống tên lửa đất đối không được triển khai để bảo vệ nhà nước Do Thái.

Iran phóng tên lửa đạn đạo tấn công Israel, ngày 1/10/2024.

Các cảnh quay lan truyền trên mạng xã hội cho thấy những vệt sáng lao xuống đất cùng những thiệt hại do các cuộc tấn công gây ra. Điều này làm dấy lên câu hỏi: liệu có phải Iran đánh bại thành công một trong những hệ thống phòng không mạnh nhất thế giới hay không?

Mặc dù các nhà phân tích cho rằng còn quá sớm để nhận định về điều này, nhưng có một số dấu hiệu rõ ràng cần chú ý khi đánh giá hiệu suất của hệ thống phòng thủ của Israel.

Thời điểm

Trong cuộc tấn công trước mà Iran tiến hành vào Israel hồi tháng 4, cuộc tấn công đã được báo trước từ rất lâu, đến mức hầu hết thế giới có một tuần để chuẩn bị.

Israel và các đồng minh Mỹ, Anh và châu Âu đã có đủ thời gian để triển khai máy bay phản lực chiến đấu và tàu chiến để giúp tiêu diệt loạt máy bay không người lái và tên lửa của Iran.

“Lần này mọi việc diễn ra tương đối bất ngờ hơn”, ông Samuel Hickey, chuyên gia tại Trung tâm Kiểm soát Vũ khí và Không phổ biến vũ khí, cho biết.

Vũ khí tiên tiến hơn

Trong cuộc tấn công quy mô lớn đầu tiên của Iran vào Israel, họ đã sử dụng kết hợp khoảng 300 tên lửa và máy bay không người lái.

Mặc dù tổng số lượng nhiều hơn con số gần 200 tên lửa được bắn vào cuối ngày hôm qua, nhưng cuộc tấn công lần trước của Iran chủ yếu sử dụng tên lửa hành trình và máy bay không người lái.

“Họ đã sử dụng tên lửa hành trình và máy bay không người lái cảm tử, loại thiết bị với tốc độ chậm hơn có thể bị máy bay chiến đấu bắn hạ từ trên không”, ông Hickey nhận định.

Trong khi đó, trong cuộc tấn công đêm qua, Iran đã sử dụng tên lửa đạn đạo có thể bay với tốc độ siêu thanh trên Mach-5 khiến chúng khó bị máy bay phản lực hoặc hệ thống trên mặt đất đánh chặn hơn nhiều.

Tầm bắn của tên lửa Iran

Cũng theo các chuyên gia vũ khí, trong cuộc tấn công vào Israel đêm qua, Iran đã sử dụng các biến thể của tên lửa đạn đạo dòng Shahab-3.

Trevor Ball, cựu kỹ thuật viên vật liệu nổ cấp cao của quân đội Mỹ nói với đài CNN rằng, các mảnh vỡ phù hợp với các biến thể Shahab-3 như Emad hoặc Ghadr, có thể nhận dạng được từ các hình ảnh và video về cuộc tấn công.

Trong một video, có thể nhìn thấy mảnh vỡ của một tên lửa đẩy có dấu hiệu rõ ràng của tên lửa Emad, theo ông Ball. Chuyên gia này cũng nói thêm rằng, các biến thể khác như Kheibar Shekan hoặc ít có khả năng hơn là Fattah cũng có thể đã được sử dụng.

Trong cuộc tấn công đêm qua, Iran đã sử dụng tên lửa đạn đạo có thể bay với tốc độ siêu thanh trên Mach-5.

Phòng không là một hoạt động tốn kém

Người ta ước tính cuộc tấn công vào tháng 4 đã khiến Israel và các đồng minh thiệt hại khoảng 1,1 tỷ bảng Anh (1,5 tỷ USD) để ngăn chặn đợt tấn công của Iran.

Ngoài ra còn có vấn đề là số lượng tên lửa đánh chặn bị hạn chế. Những nỗ lực của phương Tây nhằm hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột Nga đã khiến nguồn lực này bị tiêu hao đáng kể. Do cả Israel và Ukraine đều phụ thuộc phần lớn vào Mỹ về nguồn tên lửa đánh chặn này, nên việc sẽ đánh chặn bao nhiêu tên lửa là điều cần cân nhắc.

“Chúng ta vẫn chưa biết Israel quyết định sẽ đánh chặn bao nhiêu tên lửa, với những tên lửa chỉ rơi xuống những khu vực không gây ra nhiều thiệt hại cho con người hoặc cơ sở hạ tầng... họ sẽ chọn để chúng bay qua”, ông Hickey cho biết.

Những quyết định như thế này có thể giúp Israel tiết kiệm đạn đánh chặn cho các cuộc tấn công tiếp theo vào lãnh thổ của mình.

Lời cảnh báo với Israel

Trước những lo ngại thực sự về tình trạng thiếu hụt tên lửa đánh chặn phòng không, có những lo ngại rằng, Iran có thể sẽ cố gắng áp đảo Israel trong bất kỳ cuộc ném bom quy mô lớn nào.

“Tối nay có vẻ như Iran đã phóng ít tên lửa hơn nhưng tiên tiến hơn và nếu điều này leo thang thành xung đột, thì có lẽ đây là điều mà Israel biết”, ông Hickey nói. “Đó có thể là lý do để không leo thang thành xung đột toàn diện”.

Tổng tư lệnh quân đội Iran - Thiếu tướng Mohammad Bagheri trong một tuyên bố ngày 2/10 cho biết, cuộc tấn công bằng tên lửa được tiến hành đêm 1/10 chỉ giới hạn ở các mục tiêu quân sự, nhưng cảnh báo sẽ có các cuộc tấn công rộng hơn nếu Israel đáp trả.

Theo ông Bagheri, trong cuộc tấn công đêm qua, Iran chỉ nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng quân sự bao gồm cơ quan tình báo Mossad, căn cứ không quân Nevatim, căn cứ không quân Hatzor, các cơ sở radar và nhóm xe tăng của Israel, mặc dù có thể tiến hành một cuộc tấn công rộng hơn nhiều.

"Chúng tôi có khả năng tấn công cơ sở hạ tầng kinh tế, nhưng chúng tôi chỉ nhắm vào các căn cứ quân sự", ông cho biết, đồng thời đưa ra lời cảnh báo cho Israel và những người ủng hộ nước này.

"Nếu Israel không bị kiểm soát và có hành động chống lại Iran, chúng tôi sẽ nhắm mục tiêu vào tất cả các cơ sở hạ tầng của họ", ông tuyên bố.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ trưởng Ngoại giao Iran, ông Abbas Araqchi ngày 10/5 cho biết, Tehran sẽ không bao giờ nhượng bộ về các vấn đề hạt nhân nếu mục tiêu của Mỹ là tước đoạt "quyền hạt nhân" của Iran.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay 11/5 đã lên tiếng đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine vào ngày 15/5 tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).

Nhà đấu giá danh tiếng Sotheby’s đã công bố một tuyệt phẩm đá quý mới: viên kim cương xanh lam mang tên Mediterranean Blue, hay còn gọi là Kim cương xanh Địa Trung Hải.

Chỉ vài giờ sau khi thỏa thuận ngừng bắn Ấn Độ - Pakistan có hiệu lực, cả hai bên đã cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn, với các vụ nổ được báo cáo tại Srinagar và Jammu.

Tập đoàn giải trí và truyền thông đa phương tiện lớn nhất thế giới - Walt Disney đã công bố kế hoạch xây dựng công viên chủ đề Disney tại Thủ đô Abu Dhabi của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc ngày 10/5 đã kết thúc ngày đàm phán đầu tiên tại Thụy Sĩ nhằm tìm ra một thoả thuận giải quyết những căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.