Hà Nội dự kiến hạn chế phương tiện gây ô nhiễm ở Hồ Gươm | Hà Nội tin mỗi chiều
Việc xây dựng những vùng phát thải thấp không chỉ là lời giải cho bài toán ô nhiễm không khí, ùn tắc giao thông, mà còn là tiền đề để Hà Nội đạt được mục tiêu cấm hoàn toàn xe máy tại các quận của thành phố vào năm 2030. Các loại phương tiện như ô tô, xe máy chạy bằng xăng không đạt chuẩn và các loại xe trọng tải lớn sẽ bị cấm lưu thông.
Những công dân quận Hoàn Kiếm khi nghe tin thì có hai trạng thái cảm xúc là vừa mừng vừa lo. Mừng thì rõ vì đây là quyết định rất có lợi cho sức khoẻ, cho nơi mình sinh ra và lớn lên. Nhưng cũng lo đấy! Lo ở chỗ nếu không có điều kiện chuyển sang dùng xe điện thì khi có việc phải di chuyển trong quận hoặc khu vực lân cận đôi khi cũng thật khó xử.
Còn với những nguười dân thường xuyên ra vào khu vực hồ Hoàn Kiếm, họ nghĩ gì?
"Tôi cho rằng việc hạn chế, tiến tới thay thế hoàn toàn phương tiện chạy xăng dầu gây ô nhiễm môi trường là cần thiết. Tôi rất ủng hộ Hà Nội sớm triển khai các giải pháp để cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay", anh Nguyễn Văn Hòa, lái xe chạy taxi ở Hà Nội đã chia sẻ như vậy khi biết thông tin này.
Cá nhân gắn bó với nghề vận tải gần chục năm nay, anh Hòa cho biết, không khí ở Hà Nội khá ngột ngạt, nhất là vào các giờ cao điểm khi lượng phương tiện tăng cao. Việc này khiến anh lo ngại các chất độc hại, ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, cũng như sức khỏe của bản thân và mọi người.
Có nhiều người đồng tình với quan điểm của anh Hoà và tán thành đề xuất của thành phố. Bởi lẽ, khu vực quận Hoàn Kiếm có nhiều di tích lịch sử, trong đó có hồ Gươm. Hằng năm, có rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến đây tham quan. Vì vậy, để thu hút được du khách, cần có một bầu không khí trong lành, sự niềm nở đón khách của người dân Thủ đô. Đề xuất trên khi đi vào cuộc sống sẽ góp phần cải thiện môi trường ở Hà Nội, tạo sự thông thoáng cho khu vực nội đô, cải thiện hình ảnh Thủ đô trong mắt bạn bè quốc tế.
Thế nhưng, nói đi cũng phải nói lại. Có một thực tế mà nhiều chuyên gia có chỉ ra đó là: Hà Nội hiện nay chưa có mạng lưới cơ sở kiểm tra khí thải đối với phương tiện giao thông đang lưu hành. Mạng lưới trạm quan trắc chất lượng môi trường không khí tại thành phố chưa đầy đủ. Thành phố chưa có số liệu kiểm kê phát thải cập nhật và thường kỳ, đặc biệt từ nguồn khí thải giao thông để làm cơ sở đánh giá thực thi chính sách.
"Cá nhân tôi chỉ tán thành giải pháp cấm phương tiện xe máy khi đã có những khảo sát tỷ lệ dân cư, loại hình nghề nghiệp có sử dụng xe máy để lưu thông hằng ngày. Trường hợp người dân còn sử dụng phương tiện xe máy để làm phương tiện chính đi lại, kiếm sống trong khi hạ tầng giao thông công cộng chưa đáp ứng thì cần phải cân nhắc thêm" - Luật sư Hà Thị Khuyên - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội đã bày tỏ như vậy trước lo ngại những vấn đề có thể xảy ra khi tiến hành thí điểm.
Để thực hiện được đề xuất hạn chế phương tiện gây ô nhiễm ở khu vực hồ Hoàn Kiếm, cơ quan chức năng phải phân loại được các loại phương tiện xe chạy dầu, xe chạy xăng, xe nào chạy bằng điện, như vậy mới có các phương án phù hợp cho từng loại phương tiện.
Bài toán này khó nhưng không phải là không làm được. Cứ nhìn vào cách chính quyền và người dân Hà Nội đã rất nỗ lực trong việc dần hoàn thiện hệ thống giao thông trong thời gian gần đây, bạn sẽ thấy tia sáng đó hiện hữu. Minh chứng thấy rõ là việc các tuyến metro đi vào hoạt động và số lượt hành khách sử dụng vượt xa kỳ vọng; lộ trình xanh hoá xe bus cũng được triển khai mạnh mẽ, nhất là kết nối với khu vực phố cổ. Đây là điểm cộng rất lớn để người dân dần hiểu rằng: giảm thiểu phương tiện cá nhân bằng việc sử dụng phương tiện công cộng, thân thiện với môi trường khi tham gia giao thông không chỉ là khẩu hiệu mà còn là trách nhiệm, tình yêu với trái tim của Thủ đô.
- Hà Nội đặt mục tiêu quản lý chất lượng không khí đến năm 2030 | Hà Nội tin mỗi chiều
- Báo động đỏ chỉ số ô nhiễm không khí ở Hà Nội | Hà Nội tin mỗi chiều
- Phân vùng phát thải thấp: Cơ hội cho giao thông công cộng
- Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện gây ô nhiễm
- Hạn chế ô nhiễm không khí ở Hà Nội bằng cách nào?


Hơn 1,55 triệu biển số xe máy sắp được đấu giá; "Sưởi ấm bản cao" cùng cộng đồng xe lớn nhất Việt Nam; Thêm nhiều chuyến bay kết nối Hà Nội - Quảng Bình... là những nội dung đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội; Hà Nội tạm dừng tuyển dụng, tiếp nhận công chức, viên chức; Hamas phản ứng trước tối hậu thư của Tổng thống Trump;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin ngày hôm nay.
Bảy tổ công tác kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; Hội thảo "Phong trào Phụ nữ 'ba đảm đang' - giá trị lịch sử và thời đại"; Xét xử 6 đối tượng phá đấu giá đất ở Sóc Sơn; Mỹ và Ukraine thảo luận về thời gian và địa điểm cho vòng đàm phán mới;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
Công viên Ngọc Thụy - lá phổi xanh ở quận Long Biên; Nhếch nhác dọc sông Tô Lịch đoạn qua quận Cầu Giấy;... là những nội dung đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Sau cuộc trò chuyện với Khánh - kẻ cầm đầu bãi vàng, Hùng khám phá ra những góc khuất của thế giới bưởng vàng, nơi luật lệ thiết lập bằng bạo lực. Khánh kể về quá trình tìm ra hàng vàng và cách vận hành bãi vàng, với hàng trăm nhân công, các cuộc tranh chấp đẫm máu giữa các bưởng và sự bất lực của chính quyền trong việc kiểm soát.
Bộ xây dựng nghiên cứu lập Quỹ nhà ở quốc gia; Phạt 36 tháng tù đối tượng cầm đầu phá đấu giá đất; Hà Nội sẽ phá bỏ tòa nhà 'Hàm cá mập' cạnh hồ Hoàn Kiếm;... là một số nội dung đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
0