Giới trẻ bị cuốn vào drama vô bổ | Hà Nội tin mỗi chiều
Đáng nói, nhiều người xem thậm chí còn rút hầu bao donate (tức là trả tiền cho người livestream) để được có cảm giác “sống” trong câu chuyện đó. Vậy ai là người hưởng lợi từ các màn livestream đấu khẩu trên mạng? Liệu đây có phải là một cái bẫy tâm lý khiến chúng ta tiêu hao thời gian, tiền bạc và cả tư duy phản biện của chính mình?
Tổng cộng đã có tới 4,8 triệu người xem các phiên live đấu khẩu chuyện tình ái của một nam streamer, khiến anh ta nghiễm nhiên bỏ túi "tiền tươi thóc thật" hơn 100 triệu đồng. Giờ thì ai đúng, ai sai, có lẽ còn chưa biết nhưng chắc chắn người chưng hửng còn lại rất có thể là chúng ta - nhất là những người mạnh tay mua gói bình luận tháng chỉ để hóng drama.
Trong vụ việc của nam streamer và ồn ào tình cảm, mỗi bình luận tức giận, mỗi màn tranh luận gay gắt giữa các phe fan và anti-fan góp phần khiến buổi livestream nóng hơn, lan rộng và thu hút nhiều người hơn muốn tham gia cuộc tranh luận. Người xem tham gia vì tò mò, tức giận, có người còn nhân danh phụ nữ bị lừa gạt để lên án kẻ xấu. Nhưng chính họ vô tình "nuôi" thuật toán đề xuất. Để "có quyền" bình luận công kích, chính người bình luận, đa phần là các bạn trẻ phải đăng ký trả phí 135.000 đồng/tháng. Điều đó đã quy ra "tiền tươi thóc thật" chảy vào ví của chính người họ đang thấy phẫn nộ.
Mặt khác, dư luận đã nhầm khi tưởng đang dằn mặt nam streamer nhưng thực chất đang đẩy người này lên cao hơn trong bảng xếp hạng livestream, giúp anh ta lọt đề xuất trên nền tảng, mở rộng tệp khán giả và tăng lợi nhuận. Trong thế giới số, sự quan tâm có giá trị hơn cả uy tín, hình ảnh của một người nào đó.
Thế là từ mạng ảo, người xem đã mất tiền, đời thực thì mất gì? Trước hết là phí thời gian – thời gian lẽ ra có thể dành cho học tập, phát triển bản thân thì lại bị đổ vào những cuộc tranh luận vô nghĩa trên mạng. Thứ hai là phí tiền bạc – không ít người sẵn sàng chi tiền donate để ủng hộ thần tượng, dù đó chỉ là những cuộc khẩu chiến không có hồi kết. Cuối cùng, điều quan trọng nhất: phí cảm xúc. Những tranh cãi trên mạng không chỉ dừng lại ở giải trí mà nhiều khi còn gây ra căng thẳng, tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm lý và mối quan hệ ngoài đời thực.
Nhìn ở góc độ khác, theo các chuyên gia tâm lý, việc theo dõi drama mang đến cảm giác kích thích tương tự như khi xem một bộ phim dài tập, nhưng điều đáng nói là, đây là một bộ phim không có kịch bản rõ ràng, không ai biết hồi kết sẽ ra sao – và đó chính là điều khiến người xem bị cuốn vào không dứt ra được. Một yếu tố khác khiến giới trẻ nghiện drama chính là sự đồng cảm ảo. Khi một nhân vật nổi tiếng bị tố cáo hay bị công kích, người xem dễ dàng liên hệ với chính mình, tìm thấy những câu chuyện tương đồng và từ đó trở thành một phần của cuộc chiến. Họ cảm thấy mình đang tham gia vào một cuộc chiến công lý, hay ít nhất cũng là một “bồi thẩm đoàn” trực tuyến quyết định ai đúng, ai sai.
Chưa hết, drama còn mang lại sự thỏa mãn cảm xúc tức thì. Cuộc sống thực đầy rẫy những áp lực, nhưng trong không gian mạng, chỉ cần một cú click chuột là chúng ta có thể thấy kẻ ác bị “vạch trần”, kẻ gian bị “xử đẹp” bằng những bình luận sắc bén. Sự phẫn nộ tập thể tạo ra một cảm giác quyền lực ảo – rằng ta đang góp phần vào một điều lớn lao, dù thực chất, mọi thứ có thể chỉ là một màn kịch được dàn dựng để câu tương tác.
Chúng ta cần có một cách giải trí thông minh hơn. Hãy tự hỏi, liệu chúng ta có thể học cách kiểm soát lượng thời gian dành cho những nội dung mang tính drama, thay vì để nó kiểm soát chúng ta? Drama có thể hấp dẫn, nhưng nếu chỉ chăm chăm theo dõi cuộc đời người khác mà quên đi chính mình, đó là một sự lãng phí lớn. Thay vì tiêu tốn thời gian và tiền bạc vào những màn kịch không hồi kết, chúng ta nên đầu tư vào chính bản thân – vì đó mới là “bộ phim” đáng xem nhất.


HANOITV News | 04/04/2025
Chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạo ra một cú sốc lớn đối với thương mại toàn cầu. Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", ông Trump áp đặt hàng loạt mức thuế cao lên hàng hóa nhập khẩu, nhằm bảo vệ và thúc đẩy sản xuất nội địa, bù đắp khoản thâm hụt nợ công của Mỹ. Sâu xa hơn, Mỹ muốn dùng công cụ thuế để gây sức ép, buộc các đối tác thương mại phải đàm phán lại theo hướng có lợi hơn cho Mỹ.
Chiến thuật cứu hộ của Công an Việt Nam được đánh giá cao; Công tác cứu nạn ở Myanmar bước sang giai đoạn mới; Bắt tạm giam Quang Linh Vlog và Hằng Du Mục;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Ngoài phở, những món sợi nước như bún, miến vẫn luôn được nhiều người Hà Nội tìm đến cho bữa sáng hàng ngày. Với vị ngọt thanh, chua dịu nhẹ đặc trưng của dấm bỗng, bún riêu chính là một lựa chọn phù hợp để bắt đầu một ngày mới.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài viếng đồng chí Khamtay Siphandone; Bộ Quốc phòng thưởng từ 16 lần lương cơ sở khi cá nhân lập thành tích đột xuất đặc biệt xuất sắc; Bộ Y tế thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga; Tòa án Hàn Quốc phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình Thời sự 19h00 hôm nay.
Lãnh đạo cấp cao Đảng Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone; Người Việt Nam tại Mandalay chung tay cứu trợ người dân Myanmar; Doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với mức thuế cao của Mỹ; Tổng thống Mỹ công bố điều kiện giảm thuế đối ứng;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
0