Facebook cán mốc 1 nghìn tỷ USD nhờ thoát cuộc điều tra chống độc quyền

(HanoiTV) - Facebook lần đầu tiên vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD vốn hóa thị trường với mức tăng 4% giá cổ phiếu sau khi có thông tin đơn kiện chống độc quyền nhằm vào nền tảng này của cơ quan Mỹ bị bác bỏ.

Trong một tuyên bố được đưa ra hôm 28/6, Thẩm phán James Boasberg đại diện cho Tòa án Quận Washington, DC bác bỏ đơn khiếu nại chống độc quyền của Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) và hơn 40 bang của nước này đối với Facebook vì cho rằng "không đủ dữ liệu chứng minh Facebook thao túng sức mạnh độc quyền trên thị trường dịch vụ mạng xã hội cá nhân".

Được biết, các cơ quan nước Mỹ đã nộp đơn kiện Facebook từ tháng 12/2020, nhằm vào các thương vụ thâu tóm nền tảng Instagram và ứng dụng nhắn tin WhatsApp của Facebook.

Bloomberg cho biết FTC đã không thuyết phục được Tòa án việc nền tảng mạng xã hội đang nắm giữ hơn 60% thị phần thị trường truyền thông. Diễn biến này giúp giá trị của Facebook lần đầu tiên vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD với mức tăng 4% giá trị cổ phiếu sau khi kết thúc phiên giao dịch.

 FTC cáo buộc rằng Facebook đã vi phạm luật chống độc quyền của nước Mỹ bằng cách mua lại các công ty khởi nghiệp non trẻ như Instagram, được xem như mối đe dọa tiềm năng đối với sự thống trị của Facebook trên thị trường. Nếu để Instagram phát triển độc lập, Facebook lo ngại nền tảng này sẽ cạnh tranh thu hút người dùng và ngăn không cho họ tham gia vào các dịch vụ Facebook cung cấp.

"Chúng tôi rất vui vì các quyết định công nhận những khiếm khuyết có trong khiếu nại của chính phủ chống lại Facebook", công ty cho biết trong một tuyên bố.

Trước tình hình này, FTC đang xem xét kỹ lưỡng phán quyết của thẩm phán và xác định các bước thực hiện tiếp theo. Tuy vậy, đây được xem như bước lùi đối với các cơ quan quản lý chống độc quyền. Nhưng lại là một nhịp nghỉ đối với Facebook khi một thời gian dài chịu sự giám sát từ các cơ quan quản lý toàn cầu. 

Thẩm phán Boasberg cho biết dù bác bỏ đơn khiếu nại của FTC nhưng không đồng nghĩa là ngưng xét xử hoàn toàn. Ông nói rằng các vấn đề với vụ kiện của FTC có thể được giải quyết nếu cơ quan này nộp đơn khiếu nại sửa đổi.

Ngoài ra, các nhà hoạt động chống độc quyền đang kêu gọi Quốc hội Mỹ chỉnh sửa luật để phù hợp với tình thế hiện tại. "Diễn biến ngày hôm nay của vụ việc FTC chống lại Facebook cho thấy rằng cải cách chống độc quyền là điều hết sức cần thiết. Quốc hội nên cung cấp các công cụ và nguồn lực bổ sung cho cơ quan thực thi chống độc quyền nhằm xử lý các công ty Big Tech có hành vi cạnh tranh không lành mạnh", Hạ nghị sĩ Ken Buck làm việc tại Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ viết trên Twitter.

Tuần trước, một hội đồng của Quốc hội Mỹ đã thúc đẩy dự thảo luật nhằm cải tổ sâu rộng luật chống độc quyền và trao quyền nhiều hơn cho các cơ quan quản lý để có thể chia tách các tập đoàn công nghệ lớn như Facebook, Google, Amazon và Apple

Trong một quyết định riêng biệt, Boasberg đã bác bỏ hoàn toàn một vụ kiện chống độc quyền tương tự chống lại Facebook do hàng chục chính quyền bang đưa ra, cho rằng họ đã chờ đợi quá lâu để thách thức việc mua lại Instagram và WhatsApp của Facebook, lần lượt được hoàn thành vào năm 2012 và 2014.

Ở các vụ kiện đó, các bang và FTC cũng cáo buộc rằng Facebook đã thực hiện các giải pháp chống cạnh tranh bằng cách từ chối các ứng dụng đối thủ truy cập vào nền tảng của mình. Boasberg nói rằng không có gì là bất hợp pháp khi Facebook có chính sách ngăn chặn khả năng tương tác với các ứng dụng của bên thứ ba. Ông thừa nhận mặc dù Facebook có thể đã vi phạm luật chống độc quyền trong việc thực thi chính sách của mình, nhưng đơn kiện đã quá trễ để có thể đưa ra xét xử.

Song, cựu chủ tịch FTC William Kovacic cho biết, thật bất thường khi thẩm phán bác bỏ các vụ kiện liên bang hoặc tiểu bang ngay từ giai đoạn đầu như vậy.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

“Bình dân học vụ số” tiếp nối phong trào “Bình dân học vụ” do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động năm 1945, giúp Việt Nam chuyển đổi số tích cực để bứt phá trong kỷ nguyên mới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam xác định phát triển dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nhất là các ngành mới nổi như trí tuệ nhân tạo, công nghiệp bán dẫn.

Trí tuệ nhân tạo AI không phải kẻ thay thế mà là công cụ hỗ trợ con người. Trong kỷ nguyên công nghệ, điều quan trọng không phải là lo sợ mất việc, mà là học cách thích nghi và làm chủ AI để trở thành những người dẫn đầu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, AI và bán dẫn chính là cơ hội vàng giúp Việt Nam thu hút những nguồn lực lớn về tri thức, đầu tư, đưa Việt Nam trở thành một trung tâm, một điểm đến công nghệ của khu vực và thế giới.

65% lao động toàn cầu đang ứng dụng AI vào công việc, phổ biến nhất ở lĩnh vực tiếp thị (54%), công nghệ (39%) và tài chính (16%).

Một công ty khởi nghiệp tại Australia đã cho ra mắt chiếc máy tính sinh học thương mại đầu tiên trên thế giới chạy bằng tế bào não sống.