Dư nợ tín dụng BĐS đã tăng hơn 6%

Mặc dù thị trường bất động sản vẫn còn nhiều khó khăn, song với những nỗ lực gỡ khó của Chính phủ, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản của các tổ chức tín dụng đạt 2,74 triệu tỷ đồng, tăng 6,04% so với 31/12/2022, chiếm tỷ trọng 21,46% tổng dư nợ đối với nền kinh tế.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Tín dụng BĐS tập trung vào mục đích tiêu dùng, tự sử dụng chiếm 64% và dư nợ đối với hoạt động kinh doanh BĐS chiếm tỷ trọng 36% dư nợ tín dụng lĩnh vực BĐS. Tín dụng kinh doanh BĐS đã có sự tăng trưởng cao hơn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chung cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, thị trường BĐS vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó có vướng mắc kéo dài về hệ thống thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai, quy hoạch, đầu tư xây dựng; sự mất cân đối cung cầu tại các phân khúc, dư thừa nhà ở cao cấp, biệt thự trong khi nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ còn hạn chế. Để góp phần thúc đẩy thị trường BĐS phát triển lành mạnh, bền vững, nhiều chuyên gia cho rằng, cần thực hiện các giải pháp tổng thể với sự phối hợp của nhiều Bộ, ngành, địa phương nhằm tiếp tục xử lý, giải quyết các vướng mắc về thủ tục pháp lý với lĩnh vực BĐS; phát triển thị trường vốn trung – dài hạn; đồng thời tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại các văn bản như Nghị quyết 33/NQ-CP, Công điện số 993/CĐ-TTg.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Sự ra đời của Nghị quyết 170, 171 của Quốc hội giúp củng cố niềm tin và góp phần vực dậy tình trạng 'sức khỏe' đầy bất ổn của thị trường bất động sản hiện nay.

Cả nước hiện có khoảng 1.000 dự án bị ách tắc, nguồn tiền bị "chôn" vào đó là trên 30 tỷ USD.

Phát triển bất động sản bền vững cần dòng vốn 'chảy' đúng hướng, bám sát nhu cầu thực, tránh gây lãng phí nguồn lực và cản trở người dân tiếp cận nhà ở thực sự.

UBND quận Cầu Giấy vừa tổ chức công bố công khai và bàn giao hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Nghĩa Tân tỷ lệ 1/500.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để thị trường bất động sản phát triển bền vững, cần cơ chế cho chính sách vốn và cần tạo ra những “cholesterol” tốt cho thị trường.

Đài Hà Nội đã tổ chức diễn đàn “Cơ chế đặc thù và và dòng vốn cho thị trường bất động sản” tại TP. Hồ Chí Minh trong sáng 9/4, nhằm thảo luận về những cơ chế cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.