Đầu máy kéo - đẩy, niềm tự hào của đường sắt Việt Nam
Hai đầu máy kéo - đẩy D8E-1001 và 1002 hiện nằm tại khuôn viên của Xí nghiệp đầu máy Hà Nội, từng một thời được coi là biểu tượng của sự tiên phong trong công nghệ đường sắt Việt Nam. Những đầu máy này được ra mắt từ năm 2003, chúng đại diện cho niềm tự hào khi lần đầu tiên các kỹ sư Việt Nam tự mình lắp ráp và hoàn thiện một công trình đầu máy lúc bấy giờ.
Ông Nguyễn Văn Thủy, Phó Giám đốc Xí nghiệp đầu máy Hà Nội, chia sẻ: “Năm 2003 – thời kỳ phát triển đầu tiên của ngành đường sắt sau một thời kỳ trầm lắng. Đầu máy D8E, chúng tôi gọi là đầu máy kéo đẩy là bước công nghiệp tiến bộ nhất của đường sắt lúc bấy giờ, được Bộ Giao thông Vận tải quan tâm, chỉ đạo rất sát sao. Đây là bước đột phá đầu tiên của ngành đường sắt, nó là tiền đề để đường sắt Việt Nam đóng mới được các đầu máy, toa xe”.
Cái tên D8E là sự kết hợp của diesel, 800 mã lực và electric. Đầu máy này sử dụng hai động cơ diezel của Mỹ, máy phát điện, động cơ điện kéo và một số thiết bị điện tử của Trung Quốc cho công suất 800 mã lực.
Về vận hành, lúc bấy giờ đoàn tàu bao gồm hai đầu máy bố trí ở hai đầu và 13 toa xe cao cấp, được điều khiển ghép nối thông qua hệ thống máy tính. Công nghệ tiên tiến được áp dụng, như hệ thống cung cấp nhiên liệu điện tử cho động cơ diesel, công nghệ kích từ không chổi than và hệ thống điều khiển thông minh tối ưu hóa hiệu suất vận hành.
“Tất cả các thông số kỹ thuật đều đạt, được hội đồng nghiệm thu đáng giá rất cao. Tốc độ chạy cao nhất lúc bấy giờ là 80km/h, nhưng thực tế thiết kế là 100 km/h” - ông Nguyễn Văn Thủy cho biết.
Trong quá trình đưa vào vận hành, đầu máy kéo – đẩy D8E 1001 và 1002 chủ yếu chạy các đoạn tuyến Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai và Hà Nội – Đồng Đăng. Đến năm 2016, do không còn phù hợp với điều kiện thực tế, đầu máy này dừng hoạt động và được đưa về đặt tại Xí nghiệp đầu máy Hà Nội.
Tuy đã dừng hoạt động được 8 năm, nhưng cho đến hiện tại, đầu máy kéo - đẩy D8E-1001 và 1002 vẫn là một biểu tượng của sự tiên phong và khát vọng đổi mới trong ngành đường sắt Việt Nam. Nó cũng như là minh chứng và động lực cho những thế hệ kỹ sư và người lao động tiếp tục cống hiến cho sự phát triển của ngành đường sắt.


Toyota đã thông báo gọi sửa chữa hơn 400 nghìn xe bán tải Tundra đời 2022 - 2025 tại Mỹ do lỗi cụm đèn lùi phía sau xe.
Mẫu xe đạp điện bốn bánh Frikar với thiết kế độc đáo, vận hành bằng cả bàn đạp và động cơ điện dự kiến sẽ được mở bán rộng rãi tại châu Âu vào tháng 7 tới.
Ford Việt Nam vừa thông báo chương trình gọi sửa chữa xe Ford Explorer sản xuất từ năm 2020 đến 2023 nhập khẩu và phân phối tại thị trường Việt Nam do lỗi hiển thị của camera lùi.
Tuyến tàu du lịch “Hoa Phượng Đỏ” nối Hà Nội - Hải Phòng được đưa vào hoạt động không chỉ mang đến trải nghiệm mới mẻ mà còn cho thấy tiềm năng to lớn trong việc kết nối du lịch vùng miền bằng tàu hỏa.
Đường sắt được coi là "mạch máu" của du lịch nội địa ở nhiều quốc gia, được đầu tư mạnh mẽ để trở thành sản phẩm du lịch biểu tượng, gắn liền với thiên nhiên hùng vĩ.
Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) đã có thông tin về sự cố tàu metro Cát Linh - Hà Đông bị “dột”.
0