Cứu sống bệnh nhân bị viêm phúc mạc do vỡ ruột thừa
Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa – Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân bị viêm phúc mạc ruột thừa – một biến chứng nặng, đe dọa tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.
Người bệnh là một phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội, nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng hố chậu phải, đau tăng dần và liên tục, lan xuống vùng hạ vị, kèm theo sốt. Theo lời kể của người bệnh, khoảng một tuần trước khi nhập viện, người bệnh xuất hiện triệu chứng đau âm ỉ vùng quanh rốn, sau đó đi khám nhưng được chẩn đoán đau dạ dày, kê đơn thuốc điều trị tại nhà. Tuy nhiên, các triệu chứng không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn, với biểu hiện đau bụng tăng dần, kèm sốt và mệt mỏi. Lúc này, thay vì quay lại cơ sở y tế để tái khám, người bệnh lại tự ý sử dụng thuốc hạ sốt và giảm đau tại nhà với hy vọng kiểm soát triệu chứng. Việc lạm dụng thuốc đã khiến các biểu hiện lâm sàng bị che lấp, làm chậm trễ quá trình chẩn đoán chính xác. Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, người bệnh được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện E.
ThS.BS Nguyễn Khắc Điệp - Khoa Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện E cho biết, với những dấu hiệu điển hình nghi ngờ viêm ruột thừa, các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành thăm khám lâm sàng kết hợp thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Kết quả cho thấy người bệnh bị viêm phúc mạc ruột thừa – một biến chứng nặng do ruột thừa vỡ, đòi hỏi phải phẫu thuật cấp cứu ngay để tránh nguy cơ nhiễm trùng ổ bụng lan rộng, đe dọa tính mạng.
Các bác sĩ đã sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa để hạn chế tổn thương cho người bệnh, đồng thời giải quyết được gần như triệt để ổ mủ và cắt được ruột thừa.
“Đây là phương pháp giúp giảm tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ thấp giúp hồi phục sau mổ nhanh, an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi máy móc hiện đại, trình độ chuyên môn và kỹ năng, kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật được đào tạo bài bản về nội soi thực hiện”- Bác sĩ Nguyễn Khắc Điệp chia sẻ.

Được biết để xử trí ca bệnh, trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phải xử lý một lượng lớn dịch mủ ổ bụng, làm sạch khoang bụng triệt và kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt để tránh nguy cơ nhiễm trùng lan tỏa sau mổ. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần được theo dõi sát sau phẫu thuật và sử dụng kháng sinh phổ rộng nhằm kiểm soát tình trạng nhiễm trùng.
Bác sĩ Điệp cho biết: Viêm phúc mạc ruột thừa thuộc nhóm viêm phúc mạc thứ phát. Nguyên nhân chủ yếu là do ruột thừa viêm bị vỡ, làm mủ tràn vào ổ bụng, gây ra tình trạng viêm phúc mạc – tức là viêm lớp màng bao bọc các cơ quan trong khoang bụng. Trong số các dạng viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ, viêm phúc mạc khu trú là thường gặp nhất – khi ổ mủ tập trung quanh hố chậu phải, khu vực ruột thừa bị vỡ. Đáng lưu ý, nhiễm trùng phúc mạc do vỡ ruột thừa được đánh giá là tình trạng rất nguy hiểm vì vi khuẩn có thể lây lan nhanh khắp ổ bụng và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Bên cạnh đó, viêm phúc mạc ruột thừa rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày… với các biểu hiện như đi ngoài, nôn khan, sốt, cơn đau bụng âm ỉ, lan tỏa và ít khu trú tại một điểm nên rất khó phát hiện bệnh.
Các bác sĩ khuyến cáo, viêm ruột thừa cấp là cấp cứu ổ bụng trong ngoại khoa. Người bệnh không nên chủ quan với các dấu hiệu đau bụng kèm theo sốt, rối loạn tiêu hóa… và tự ý sử dụng thuốc điều trị giảm cơn đau. Điều này sẽ làm che lấp các triệu chứng diễn biến của bệnh, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn như: vỡ ruột thừa, tắc ruột, nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng huyết, thậm chí có thể gây tử vong. Khi có bất kỳ biểu hiện đau bất thường nào, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế chuyên sâu để khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe và tính mạng do tự ý dùng thuốc giảm đau, gây mất triệu chứng bệnh.


Một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng bệnh sốt xuất huyết, có bệnh nhưng không đi khám tại các cơ sở y tế dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.
Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.
Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 19/5 đã tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã cắt băng khánh thành phòng truyền thống Y dược cổ truyền dân tộc tại lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
0