Bé bốn tuổi nuốt phải dị vật nguy hiểm được cứu sống

Các bác sĩ Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Nhi Hà Nội đã nội soi cấp cứu thành công cho một bệnh nhi bốn tuổi ở Hà Nội, sau khi nuốt phải pin cúc áo - loại dị vật cực kỳ nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời.

Ngày 9/3, sau ba giờ nỗ lực và áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, bác sĩ Quách Văn Nam (Khoa Tiêu hóa) cùng ekip đã thành công lấy được dị vật mà không cần can thiệp phẫu thuật mở, giúp bệnh nhi tránh khỏi nguy cơ thủng thực quản và hồi phục tốt hơn sau can thiệp.
Pin cúc áo không chỉ là một dị vật thông thường mà còn có thể gây tổn thương nặng nề chỉ trong vài giờ đầu, do cực âm và cực dương của pin sát nhau, khi nuốt vào trong đường tiêu hoá, gặp nước, dịch nhày sẽ sinh ra dòng điện, giải phóng nhanh và nhiều hydroxyl radical (OH), tăng nhanh pH, gây ăn mòn mạnh, rất dễ thủng thực quản, thủng lan sang khí quản, động mạch chủ, thủng dạ dày.
Pin cúc áo sau khi được lấy ra.

Trường hợp nặng có thể gây tử vong trong vòng hai giờ. Về lâu dài rất dễ gây sẹo hẹp, rò đường tiêu hóa.

Bệnh viện Nhi Hà Nội khuyến cáo phụ huynh cần đặc biệt cẩn trọng với những đồ vật nhỏ bé nhưng tiềm ẩn nguy cơ lớn này. Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu nuốt dị vật, hãy liên hệ ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.

Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.

Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.

Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.

Nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận các bệnh nhân mắc sởi là người lớn, trong đó nhiều người biến chứng nặng.

Người cao tuổi sau tai nạn trong sinh hoạt hoặc tai nạn giao thông làm vỡ khớp háng và khớp gối. Nếu không điều trị sẽ khiến cho người bệnh bị tàn phế suốt đời.