Cháo trai - món ăn bình dị, dân dã

Giữa những món ẩm thực đặc sắc của Hà Nội, cháo trai vẫn luôn được lựa chọn cho bữa sáng, bữa trưa, bữa xế... bởi hương vị thơm ngon, dân dã và đặc biệt phù hợp với sở thích của nhiều người.

5 giờ sáng, khi cả khu tập thể Nghĩa Tân vẫn còn chưa thức giấc thì quán cháo trai nhà bà Trọng, anh Liêm đã sáng đèn. Để kịp cho khách ăn cháo sáng, ngoài hai mẹ con bà Trọng còn có thêm ba người giúp viêc. Thế mà cũng phải gần hai tiếng đồng hồ cũng mới hòm hòm việc nấu cháo và làm trai.

Ngày nào cũng vậy, những bàn ăn trong nhà luôn kín khách đến ăn món cháo trai thơm ngon của nhà bà Trọng. Thậm chí nhiều người dù đã không còn ở Hà Nội, nhưng khi có dịp vẫn quay về đây để thưởng thức món ăn bình dân này. Bán cháo trai từ những năm hàng ăn xung quanh đây còn chưa nhiều, cho đến bây giờ, khi hàng quán đã mọc lên san sát, thì quán cháo trai nhà bà Trọng vẫn cứ đông khách. Mỗi ngày bà bán được tới 5, 6 trăm bát. Một số lượng không hề nhỏ cho một món ăn bình dị, dân dã như cháo trai.

Hương vị đặc biệt mà giản dị của cháo trai thu hút rất nhiều người.

Cháo trai có thể nói là món ăn khá dân dã và có thể tìm thấy trên nhiều con phố, trong các khu tập thể ở Hà Nội. Quán cháo trai nơi vỉa hè phố Trần Khát Chân cũng đã tồn tại gần 20 năm nay. Dù tiết thu mát mẻ, mùa hè nóng nực, hay trời đông lạnh giá, bà Nhung - chủ quán vẫn bán để phục vụ những người yêu thích hương vị của món cháo trai. Khác với cháo trai quấy bột gạo của bà Trọng, cháo trai nhà bà Nhung được nấu bằng gạo xay vỡ hạt nhưng không vì thế mà mất đi sự sánh mịn, thơm ngon của cháo hòa quyện với thịt trai đậm vị, thêm chút quẩy giòn tan, dậy mùi thơm của hành phi, rau răm đã khiến cho bát cháo trai của nhà bà níu chân nhiều người suốt hàng chục năm qua.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.

Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.

Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.

Chè là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Với mỗi mùa, Hà Nội lại có những món chè khác nhau mang đặc trưng riêng. Dù hiện nay có rất nhiều loại chè được biến tấu đủ mọi hương vị, thế nhưng quán chè Trường Thao nằm trong con ngõ nhỏ ở Phố Huế vẫn lưu giữ hương vị chè truyền thống trong suốt 50 năm qua.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.