Cần lộ trình phù hợp để hạn chế xe máy chạy xăng

Việc Hà Nội dự kiến từ đầu năm 2025 sẽ hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm tại 5 khu vực, tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030 đang nhận được nhiều ý kiến của người dân và để chủ trương khi triển khai đạt hiệu quả đòi hỏi một lộ trình phù hợp và thấu đáo.

Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, hiện thành phố có khoảng 8 triệu phương tiện, trong đó hơn 6 triệu xe máy. Xe gắn máy không chỉ phục vụ nhu cầu đi lại mà còn là phương tiện mưu sinh của rất nhiều người. Chính vì vậy, việc đề xuất hạn chế xe máy vào nội đô khiến người mừng, người lo.

Ông Hoàng Văn Sơn (phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) làm nghề chạy xe ôm gần chục năm nay, từ ngày về hưu ông dành dụm, chắt bóp được gần chục triệu đồng mua chiếc xe máy xăng loại cũ. Mỗi ngày cũng được vài chuyến, thu nhập vài trăm nghìn đồng. Cuộc sống của vợ chồng già chủ yếu nhờ nguồn thu nhập này. Khi biết tin hạn chế xe máy vào các quận nội thành, ông cũng không khỏi tâm tư.

Ông Hoàng Văn Sơn chia sẻ: “Chủ trương của Nhà nước thì chúng tôi sẽ chấp hành, nhưng bỏ ra gần hai chục triệu mua cái xe mà tới đây phải chuyển đổi thì cũng khó khăn, mong được Nhà nước hỗ trợ ”.

Cũng như ông Sơn, ông Phạm Văn Chính (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) chỉ có chiếc xe máy cũ, tranh thủ lúc không có khách, ông chạy thêm ship hàng để có thêm thu nhập. Vì đã có tuổi và bị cạnh tranh bởi ứng dụng gọi xe công nghệ nên khách đi xe ôm truyền thống cũng ngày một ít đi. Với đề án hạn chế xe máy chạy xăng khiến những người lao động phụ thuộc vào phương tiện này như ông ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.

Ông Phạm Văn Chính cho hay: “Tôi thấy cấm toàn bộ xe máy là ảnh hưởng lớn không chỉ mình tôi mà còn nhiều người, ví dụ cái xe tôi chạy xăng đây thì mong Nhà nước hỗ trợ để chuyển đổi phương tiện được chút nào thì hay chút đấy".

Dự kiến, việc thí điểm mô hình vùng phát thải thấp (LEZ), hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm sẽ được thực hiện ngay từ đầu năm 2025. Theo đề án, những khu vực được xác định là vùng phát thải thấp sẽ phải áp dụng các biện pháp về giao thông và kinh tế để giảm ô nhiễm không khí. Hà Nội sẽ phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy, tiến tới dừng hoạt động xe máy ở các quận vào năm 2030.

Một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội là hoạt động giao thông. Theo tính toán, phát thải gây ô nhiễm từ phương tiện giao thông hiện nay đang chiếm tới 54 - 72% nguyên nhân gây ô nhiễm.

Theo các chuyên gia, việc hạn chế và tiến tới cấm xe máy lưu thông trong nội đô là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, Hà Nội cần đánh giá tác động vào xã hội và cần có một lộ trình phù hợp gắn liền với những giải pháp đồng bộ và nhân văn.

PGS. TS Bùi Thị An, nguyên Uỷ viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng: “Để thực hiện đề án này có nhiều vấn đề cần xem xét như: người dân có điều kiện đổi phương tiện mới không, có điều kiện hạ tầng để thay thế xe máy chạy xăng chưa... Nếu hạn chế phương tiện cá nhân thì tôi thấy cực kỳ tốt và sẽ thấy hiệu quả ngay tại Hà Nội”.

“Ở Việt Nam khác các nước khác, như xe máy không chỉ là phương tiện đi lại mà còn là công cụ mưu sinh của nhiều gia đình, cho nên phải nghiên cứu khâu này. Nếu như người vận chuyển phải yêu cầu dùng năng lượng không hóa thạch thì cần có chính sách hỗ trợ cho họ chuyển đổi phương tiện” - PGS. TS Bùi Thị An, nguyên Uỷ viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chia sẻ thêm.

Đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã hoàn thiện dự thảo theo ý kiến góp ý của các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan. Tới đây, sau khi dự thảo được Sở Tư pháp thẩm định sẽ trình UBND thành phố thống nhất, sau đó phương án sẽ được HĐND thành phố xem xét, thông qua trong trong kỳ họp cuối năm nay. Qua tham vấn ý kiến cộng đồng về dự thảo quy định vùng phát thải thấp, tỷ lệ người được tham vấn đồng thuận xây dựng vùng phát thải thấp lên đến 51%.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với 100% đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; ấn định ngày bầu cử khóa mới.

Hệ thống thẻ vé liên thông các loại hình vận tải công cộng tàu điện, xe buýt ở Thủ đô dự kiến khai trương vào ngày 2/9, theo thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nội.

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đã được chọn để trao Giải thưởng lớn tại Lễ trao Giải Kiến trúc quốc gia lần thứ 16 diễn ra vào tối 20/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 dự kiến được tổ chức vào Chủ nhật, ngày 15/3/2026.

Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu đề xuất cho người từ 16 tuổi trở lên được góp vốn thành lập doanh nghiệp vì người đủ 16 tuổi không còn là trẻ em, có quyền lao động.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 21/5 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.