Bé trai bị viêm màng não mủ sau tai nạn giao thông

Một bé trai ba tuổi ở Phú Thọ bị viêm màng não mủ do phế cầu sau chấn thương sọ não/ Cúm A. Đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, dẫn đến những hậu quả nặng nề cho trẻ, thậm chí có thể gây tử vong nhanh nếu không điều trị kịp thời.

Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) tiếp nhận một trường hợp bé trai ba tuổi, bị viêm màng não mủ do phế cầu sau chấn thương sọ não.

Theo gia đình chia sẻ, cháu bé bị tai nạn giao thông xe đạp điện. Sau tai nạn, cháu được đưa vào cơ sở y tế gần nhà để sơ cứu và điều trị bảo tồn chấn thương sọ não. Tuy nhiên, tình trạng bệnh không đỡ, cháu sốt cao kèm co giật. Ngay sau đó, cháu bé được chuyển đi bệnh viện tuyến trung ương để lấy dịch não tủy xét nghiệm và có kết quả viêm màng não kèm theo test cúm A dương tính. Sau đó, gia đình đã xin cho cháu bé chuyển về Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương điều trị tiếp.

Bác sỹ đang thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: Kienthuc

Khi vào viện, các bác sĩ Khoa Nhi đã tiến hành hội chẩn cùng chuyên gia bệnh viện tuyến trung ương và đưa chẩn đoán bệnh nhi có tình trạng viêm màng não mủ do phế cầu sau chấn thương sọ não/ cúm A. Các bác sĩ đã cho bệnh nhi dùng kháng sinh điều trị viêm màng não theo phác đồ Bộ Y tế kèm theo thuốc điều trị cúm.

Đến nay, sau nhiều ngày điều trị tích cực, kết quả bệnh giảm dần, tiến triển về gần bình thường, tình hình sức khỏe của bệnh nhi tiến triển tốt, hồi phục nhanh và được ra viện, theo dõi thêm tại nhà.

Các bác sĩ khuyến cáo, những chấn thương sọ não sau tai nạn có thể gây viêm màng não. Đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, dẫn đến những hậu quả nặng nề cho trẻ, bệnh gây tử vong nhanh nếu không điều trị kịp thời.

Để phát hiện trẻ mắc viêm màng não, đặc biệt ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần để ý các dấu hiệu như: sốt, chán ăn, bú kém, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc nôn, ho, chảy nước mũi… và cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc nếu không được thầy thuốc chỉ định. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Chủ động tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ tại các cơ sở tiêm chủng./

(Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thành phố Hà Nội đã ghi nhận gần 1.400 trường hợp mắc sởi trong ba tháng đầu năm, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm.

Cục An toàn Thực phát hiện trong 5 mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Man Plus Gold có chứa Sildenafil, Tadalafil với hàm lượng khác nhau.

Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.

Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.

Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.

Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.