Ban hành hai Nghị quyết bảo vệ môi trường ở Hà Nội là cấp thiết | Hà Nội tin mỗi chiều
Hai dự thảo Nghị quyết tại hội nghị phản biện xã hội do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức có nội dung rất cụ thể. Một là về việc giảm phát thải nhựa, đặc biệt là loại nhựa dùng một lần. Hai là đề xuất các biện pháp hỗ trợ, ưu đãi cho hoạt động tái chế rác thải, khuyến khích xử lý rác bằng kỹ thuật tiên tiến, ít gây ô nhiễm nhất có thể.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường thành phố Nguyễn Minh Tấn cho hay, tình trạng rác thải nói chung và ô nhiễm do rác thải nhựa nói riêng ngày càng nghiêm trọng, trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà các quốc gia phải đối mặt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, môi trường sống. Vì vậy, việc xây dựng và ban hành hai Nghị quyết nêu trên là hết sức cần thiết và có tính thực tiễn cao.
Phản biện tại hội nghị, hầu hết ý kiến đều đánh giá cao và tán thành việc ban hành hai Nghị quyết, thể hiện trách nhiệm của chính quyền Thủ đô cũng như tính tự chủ của thành phố đối với vấn đề này. Theo đó, nhiều đại biểu đề nghị cần phân tích rõ hơn các đặc trưng về nguồn phát sinh chất thải và thành phần chất thải rắn ở Hà Nội, trong đó có chất thải nhựa. Chất thải rắn gây bức xúc nhất là chất thải rắn sinh hoạt và chủ yếu đến từ các khu dân cư. Vì vậy, đối tượng cần hướng tới của Nghị quyết là người dân chứ không phải là doanh nghiệp.
Với nhiều người, việc phân loại rác vẫn là chuyện “đâu đó ở nước ngoài”. Nhưng tại hội nghị, các chuyên gia đã khẳng định rõ: rác thải sinh hoạt - loại gây bức xúc nhất hiện nay, chủ yếu đến từ khu dân cư, không phải nhà máy hay công ty. Vậy nên, muốn xử lý tận gốc, phải bắt đầu từ người dân.
Câu chuyện ở đây không dừng lại ở “phân loại rác”. Các đại biểu tham dự hội nghị cũng góp ý thẳng thắn. Nếu ngay lập tức cấm toàn bộ túi nilon dùng một lần, thì người dân và doanh nghiệp sẽ trở tay không kịp. Nếu chỉ hỗ trợ những doanh nghiệp lớn có doanh thu cả chục tỷ mỗi năm, những cơ sở nhỏ làm tái chế thực sự lại không được tiếp sức. Nếu không đưa người tiêu dùng vào nhóm được khuyến khích, vòng kinh tế tuần hoàn khó mà chạy trơn tru. Hội nghị không chỉ nói về luật, về kỹ thuật, mà còn nhìn thẳng vào thực tế và lắng nghe người dân. Và rõ ràng, người dân chính là trung tâm của sự chuyển đổi này.
Nếu hôm nay chúng ta bắt đầu bỏ riêng vỏ chai, túi nilon và phân loại rác đúng cách, dù chỉ một túi rác thì ngày mai, cả thành phố sẽ giảm được một phần ô nhiễm. Nếu khi đi chợ, bạn chọn mang theo túi vải, từ chối nhận túi nhựa dùng một lần, bạn đã góp phần vào một thay đổi lớn. Quan trọng nhất là sự kiên trì và lắng nghe. Chúng ta không thể ép ai thay đổi chỉ sau một ngày. Nhưng nếu có chính sách linh hoạt, hỗ trợ thật sự và truyền thông hiệu quả, thì người dân chắc chắn sẽ đồng hành cùng thành phố trong công cuộc bảo vệ môi trường của Thủ đô thân yêu.
Hà Nội có thể xanh lên, không chỉ nhờ những khẩu hiệu, quyết sách đúng đắn, mà còn nhờ những thay đổi âm thầm trong từng hộ dân. Từng chai nhựa được bỏ đúng chỗ. Từng lần từ chối túi nilon khi mua hàng. Từng người bắt đầu hỏi: “Sản phẩm này làm từ nhựa tái chế à?”. Nếu hôm nay bạn nghe đến “Nghị quyết môi trường” và thấy nó vẫn xa lạ, hãy thử bắt đầu từ điều đơn giản nhất: nhìn vào túi rác nhà mình. Từ đó, mỗi người sẽ thấy mình không đứng ngoài cuộc, mà đang góp phần định hình tương lai của một Hà Nội trong lành hơn.
- Cần sớm sửa luật để đi thanh tra không phải 'gõ cửa' trước | Hà Nội tin mỗi chiều
- Đề xuất mở rộng diện miễn, hỗ trợ học phí | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hồ sơ bệnh án điện tử có gì tiện ích? | Hà Nội tin mỗi chiều
- Gỡ rào cản để phát triển nhà ở xã hội | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hà Nội - Thành phố của những cây cầu | Hà Nội tin mỗi chiều


Khi trẻ em đến với di sản, cũng chính là lúc các giá trị truyền thống được lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng trong nước và quốc tế. Tại Hà Nội, nhiều khu di tích và di sản đang triển khai các chương trình “giáo dục di sản” hấp dẫn, thu hút đông đảo học sinh và phụ huynh tham gia.
Từ những mảnh vải vụn tưởng chừng bỏ đi, qua đôi tay khéo léo của những người thợ, tranh ghép vải ra đời trở thành một sản phẩm thủ công tinh tế. Mỗi bức tranh là kết quả của sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và sáng tạo, kết hợp giữa chất liệu giản dị và kỹ thuật phối ghép đầy công phu.
Trong tâm thức người Việt, Tản Viên Sơn Thánh là biểu tượng thiêng liêng của vị thần núi, cai quản đỉnh Tản hùng vĩ phía Tây Kinh thành Thăng Long xưa. Ngài được suy tôn là vị đứng đầu trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam - người có công đem đến cuộc sống no ấm, yên vui cho muôn dân.
Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng Ngãi; Thủ tướng: Cố gắng tuyên bố kết thúc đàm phán thương mại với Mỹ sớm nhất có thể; Ấn Độ và Pakistan tiếp tục cấm không phận lẫn nhau; Trung Quốc sẽ tổ chức Giải đấu đối kháng robot đầu tiên trên thế giới;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
Giữa lòng Hà Nội, có một nơi mà những chiếc kính sừng độc bản không chỉ là món đồ để đeo hay phụ kiện thời trang, mà còn là phương tiện để làm mới và truyền tải văn hóa. Mời quý vị cùng khám phá kính sừng độc bản và bộ sưu tập "Kính tròn Ông đồ" - một cách kể chuyện mộc mạc, trí tuệ và đậm đà bản sắc.
Chỉ vài ngày sau khi Mỹ và Trung Quốc tuyên bố tạm thời ngừng áp thuế, căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã lại bùng phát, lần này là về tương lai của chất bán dẫn tiên tiến nhất do Bắc Kinh tự sản xuất.
0