9 tháng: xuất khẩu hạt điều đạt 2,6 tỷ USD
Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong tháng 9/2023 ước đạt 60 nghìn tấn, trị giá 328 triệu USD, tăng 56% về lượng và tăng 39,6% về trị giá so với tháng 9/2022.
Ước tính chung trong 9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều của nước ta đạt khoảng 456 nghìn tấn, trị giá 2,6 tỷ USD, tăng 19,6% về lượng và tăng 14,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Ước tính, giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam trong tháng 9/2023 đạt mức 5.474 USD/tấn, giảm 0,7% so với tháng 8/2023 và giảm 10,5% so với tháng 9/2022.
Về chủng loại, 8 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu chủng loại hạt điều W320, W240, W180, tỷ trọng chiếm 63,55% tổng lượng và 70,0% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Do đó, nhờ tăng trưởng xuất khẩu các chủng loại hạt điều tăng cao, đã tác động tích cực lên toàn ngành hàng xuất khẩu.

Tính chung 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều sang tất cả các thị trường chủ lực tăng. Trong đó, so với cùng kì năm ngoái, xuất khẩu hạt điều sang thị trường Trung Quốc, Đức, Anh, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Ả rập Xê út tăng cao.
Ngay từ tháng 8/2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đã tăng mạnh trở lại. Ngành điều Việt Nam đặt kỳ vọng lớn sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam trong 2 ngày 10 – 11/9. Bên cạnh đó, xuất khẩu hạt điều sang thị trường Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng cao sẽ đóng góp vào tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung. Theo các dự báo thường niên, nhu cầu tiêu thụ hạt điều phục vụ cho các dịp lễ, tết sẽ tăng mạnh.
Ngoài ra, hiện nay diện tích trồng điều của Việt Nam chỉ khoảng 300.000 ha, cung cấp khoảng 30% nguyên liệu cho nhu cầu chế biến của các doanh nghiệp, do đó Việt Nam vẫn tăng cường nhập khẩu điều để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu với hơn 2,6 tỷ USD cho hoạt động nhập khẩu trong năm 2022.
Theo một số thống kê, hạt điều nhân của Việt Nam đã có mặt ở 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm. Trước đó vào năm 2006, với kim ngạch đạt 520 triệu USD, Việt Nam chính thức là quốc gia xuất khẩu điều số 1 thế giới. Đến năm 2010, mặt hàng này lần đầu tiên giúp nước ta thu về 1 tỷ USD, đồng thời lọt vào "câu lạc bộ tỷ USD" của ngành nông nghiệp. (Tổng hợp)


Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc ngày họp cấp cao đầu tiên về các vấn đề kinh tế và thương mại tại Geneva, Thụy Sĩ và được Tổng thống Donald Trump đánh giá là đạt được bước tiến bộ lớn.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất phát hành hơn 1,4 tỷ cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 64,58%.
FPT Telecom (MCK: FOX) đã có văn bản thông báo về việc phát hành gần 246,3 triệu cổ phiếu, nhằm tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Nhìn lại bốn tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 1,75 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là do giá xuất khẩu bình quân giảm 20%, chỉ còn 514 USD/tấn.
Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn biến động khi Mỹ tăng áp thuế nhập khẩu hàng hóa đối với nhiều quốc gia. Trước sức ép đó, người tiêu dùng Việt đang có xu hướng thắt chặt túi tiền, thận trọng hơn trong chi tiêu.
Việt Nam với điều kiện tự nhiên thuận lợi đã sản xuất hơn 120 loại rau có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.
0