11/42 bệnh viện của Hà Nội áp dụng bệnh án điện tử
Sở Y tế Hà Nội vừa đánh giá chuyển đổi số ngành Y tế Thủ đô năm 2025 với chủ đề “Bệnh án điện tử - Kết nối toàn diện, kiến tạo tương lai số”. Các cơ sở y tế của ngành Y tế Hà Nội sẽ hoàn thiện bệnh án điện tử trước 30/9/2025.
Bệnh án điện tử là hệ thống quản lý toàn diện thông tin sức khỏe của người dân trong suốt quá trình khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Thông tin bao gồm dữ liệu cá nhân, lịch sử khám bệnh, kết quả xét nghiệm, hình ảnh chẩn đoán, đơn thuốc… được lưu trữ và cập nhật thường xuyên trên nền tảng điện tử.
Các cơ sở y tế áp dụng bệnh án điện tử không chỉ mang lại lợi ích rõ rệt cho người dân mà còn giúp tiết kiệm chi phí vận hành, giảm thiểu gánh nặng bảo quản hồ sơ giấy.
Hiện nay, 11/42 bệnh viện công lập của Hà Nội đã triển khai bệnh án điện tử, áp dụng hình thức đón tiếp khám chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chip, tích hợp VNeID thay thế thẻ bảo hiểm y tế truyền thống.
Sở Y tế Hà Nội đã tập trung chỉ đạo các cơ sở y tế trong và ngoài công lập khẩn trương triển khai bệnh án điện tử, đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/9/2025 theo đúng lộ trình chuyển đổi số của Chính phủ.


Phần lớn các quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng tràn lan trên mạng xã hội đều bị “thổi phồng” công dụng và sai sự thật, khiến người mua gánh chịu hậu quả nặng nề về sức khỏe.
Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài năm ngày, các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tích cực triển khai phương án trực cấp cứu, đảm bảo sẵn sàng tiếp nhận và điều trị người bệnh; không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ các trường hợp cấp cứu.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện tổ chức tốt cấp cứu, khám chữa bệnh, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ người bệnh dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, phân công thường trực cấp cứu ngoại viện, sẵn sàng, khẩn trương ứng phó khi có cấp cứu tai nạn hàng loạt, tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã cấp cứu thành công trường hợp nam bệnh nhân 17 tuổi ở Hà Nội bị chấn thương tim nghiêm trọng, do dị vật kim loại xuyên thấu.
Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.
Theo Vụ Pháp chế - Bộ Y tế, cứ tiêu thụ thêm 100ml đồ uống có đường mỗi ngày sẽ tăng chỉ số khối cơ thể và tăng nguy cơ thừa cân, béo phì lên 1,2 lần ở trẻ độ tuổi lên 6.
0