Yêu Hà Nội từ những điều bình dị | Chuyện Hà Nội | 24/04/2024

Đối với mỗi người con Hà Nội dù đang sinh sống ở thủ đô hay đang xa Hà Nội, thì mảnh đất này vẫn luôn là tự hào, niềm yêu thương và nỗi nhớ. Từ những con đường rợp bóng cây đến những mái nhà lô xô nơi phố hàng, từ những phố xá nhộn nhịp cho tới những khoảng tĩnh lặng trong con ngõ nhỏ… tất cả những điều bình dị đó đều thành đặc biệt trong tâm hồn mỗi người Hà Nội. Còn với những người không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng lại chọn nơi đây để làm việc, học tập và mưu sinh thì sẽ có những cảm nhận như thế nào về mảnh đất này?
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hơn bốn thập kỷ tận tâm cống hiến tại Bảo tàng Hồ Chí Minh và những trang sách đầy tâm huyết đã chứng minh TS. Chu Đức Tính là một người con ưu tú của dân tộc, một nhà nghiên cứu di sản Hồ Chí Minh tận tụy và sâu sắc.

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây Bắc, làng nghề Sơn Đồng (huyện Hoài Đức) từ lâu đã được biết đến là cái nôi của nghệ thuật tạc tượng và làm đồ thờ bằng gỗ. Những sản phẩm sơn son thếp vàng, thếp bạc tinh xảo từ bàn tay người thợ nơi đây không chỉ phục vụ đời sống văn hóa tâm linh của người dân cả nước mà còn vươn ra cả thị trường quốc tế.

Trong kho tàng ẩm thực Việt Nam, có những món ăn không chỉ để no lòng mà còn để cho ta chậm lại, nhớ về một hương vị xưa cũ như chiếc bánh giầy tròn trĩnh dẻo thơm. Giữa những đổi thay của nhịp sống hiện đại, làng Quán Gánh (xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn giữ gìn nghề làm bánh giầy truyền thống.

Trong dòng chảy phát triển không ngừng của âm nhạc, nghệ thuật Thủ đô, vẫn có những ca sĩ trẻ đang không ngừng cố gắng khẳng định tài năng âm nhạc và lan tỏa tình yêu với Hà Nội qua lời ca tiếng hát. Ca sĩ Trịnh Trí Anh là một trong những gương mặt như thế.

Ở Hà Thành, nhắc đến tương ngon, người ta nghĩ ngay đến Cự Đà - ngôi làng cổ nằm ngay sông Nhuệ (huyện Thanh Oai, Hà Nội). Đây là nơi vẫn còn giữ gìn nghề làm tương trăm năm tuổi.

Làng Đào Xá, xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, Hà Nội được biết đến là vùng quê giàu bản sắc văn hóa bởi nơi đây là cái nôi của nghề làm đàn. Đây là làng duy nhất có nghề làm nhạc cụ, được ví như một bảo tàng sống về nhạc cụ mang âm hưởng dân tộc, dù chưa từng được học qua bất kỳ trường lớp nghệ thuật nào nhưng những người nông dân đã và đang cho ra đời hàng triệu cây đàn dân tộc.