Ý nghĩa mô hình 'Em gom tiền nhỏ - giúp bạn khó khăn'

"Em gom tiền nhỏ - giúp bạn khó khăn" là tên gọi của dự án đang được triển khai tại trường Tiểu học Quang Trung (huyện Gia Lâm). Mục đích của hoạt động này nhằm đề cao việc giáo dục nhân cách, tạo nên những thay đổi tích cực trong cộng đồng thông qua những hành động nhỏ bé.

Tại trường Tiểu học Quang Trung, đều đặn mỗi tuần trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên sẽ dành 5 phút chia sẻ các câu chuyện nhân ái hoặc tấm gương người tốt, khuyến khích học sinh kể lại những việc tốt mình làm hoặc chứng kiến. Mỗi học sinh tiết kiệm từ 1.000 đến 5.000 đồng để vào hòm từ thiện tại lớp và toàn bộ số tiền này sẽ đóng góp vào Quỹ nhân đạo, hỗ trợ học sinh khó khăn tại chính ngôi trường thân yêu của mình.

Bà Phùng Thị Hoài Thương, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm chia sẻ: "Chúng tôi hy vọng mô hình này sẽ giúp học sinh nhận thức rõ hơn về giá trị của lòng nhân ái. Từ những hành động nhỏ, các em sẽ học cách sẻ chia, đồng cảm và gắn kết với cộng đồng hơn".

Là ngôi trường đầu tiên triển khai thí điểm mô hình "Em gom tiền nhỏ - Giúp bạn khó khăn", những bài học, câu chuyện về lòng nhân ái, sẻ chia, gắn kết với cộng đồng dần được khơi dậy trong cho các em học sinh tại đây. Tất cả với mục tiêu hình thành nền tảng cho một thế hệ học sinh sống đẹp, biết yêu thương và có trách nhiệm với xã hội.

Bà Nguyễn Thị Thanh Yến, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Gia Lâm cho biết, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc "thương người như thể thương thân", "lá lành đùm lá rách", mô hình này không chỉ giúp đỡ về vật chất mà còn gieo mầm những giá trị tinh thần quý giá trong từng em học sinh, từ đó, các em được học cách đồng cảm, chia sẻ.

Tương lai, Dự án "Em gom tiền nhỏ - Giúp bạn khó khăn" sẽ được nhân rộng tại các trường học tại địa phương này. Học cách tiết kiệm, biết quý trọng đồng tiền, xa hơn là sự chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn - đó chính là giá trị nhân văn cao đẹp mà dự án mang lại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

"Tháng tự học ngoại ngữ" tại Hà Nội thu hút gần 630.000 tài khoản đăng ký tham gia, trong đó có hơn 601.000 tài khoản học sinh, còn lại là tài khoản giáo viên.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm phát huy năng lực của học sinh, vì vậy các trường Tiểu học, THCS, THPT tổ chức dạy học hai buổi/ngày, theo thông tin từ Vụ Giáo dục phổ thông (Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức trao bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia năm 2024 cho 412 trường học trên địa bàn thành phố.

Ngành giáo dục nhấn mạnh, việc ra đề thi tuyển sinh đầu cấp cần phù hợp với chuẩn đầu ra của chương trình, phù hợp với năng lực của học sinh và mục tiêu của các kỳ thi.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ yêu cầu các trường rà soát lại tổ hợp xét tuyển lạ, thiếu môn chính trong tổ hợp xét tuyển.

Tại Đại học Bách khoa Hà Nội, hoạt động giáo dục truyền thống cho sinh viên được triển khai với nhiều hình thức, khơi gợi tinh thần tự hào dân tộc, lòng yêu nước.