Xây dựng cầu để kết nối Hà Nội với các tỉnh

"Mong muốn Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo sớm đầu tư xây dựng cầu Giang Biên, cầu Ngọc Hồi, cầu Mễ Sở và hoàn thiện đường Vành đai 3,5... trên tinh thần “đi trước một bước” tạo điều kiện phát triển chuỗi đô thị và tăng kết nối phát triển giữa Hà Nội với các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh" – đây là kiến nghị của cử tri Đơn vị bầu cử số 4 (quận Hoàng Mai, huyện Gia Lâm) trong buổi tiếp xúc các đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội sáng nay.

Hội nghị tiếp xúc với cử tri Đơn vị bầu cử số 4 được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu chính tại trụ sở HĐND - UBND huyện Gia Lâm với sự tham gia của các đại biểu Quốc hội: Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai.

Đại biểu quốc hội Thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri quận Hoàng Mai và huyện Gia Lâm

9 cử tri nêu ý kiến liên quan đến 7 nhóm vấn đề như hạ tầng giao thông, đất đai, môi trường, nhà ở xã hội, quản lý chung cư... Đáng chú ý, cử tri thị trấn Trâu Quỳ cho biết, theo định hướng quy hoạch, huyện Gia Lâm sẽ là khu vực phát triển mới của đô thị trung tâm, là đô thị phía Đông Bắc của Hà Nội, là nơi tập trung các công trình đầu mối giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy...) và hạ tầng kỹ thuật của quốc gia và thành phố. Huyện cũng sẽ là trung tâm trung chuyển hàng hóa, trung tâm dịch vụ chất lượng cao phục vụ phát triển công nghiệp phía đông Hà Nội. Trong khi đó, hiện nay, áp lực phát triển đô thị của Gia Lâm và các khu vực Bắc Ninh, Hưng Yên, đặc biệt là chuỗi đô thị Gia Lâm - Văn Giang ngày càng lớn. Việc phát triển nhanh kết cấu hạ tầng giao thông với phương châm "đi trước một bước" là đòi hỏi bức thiết của thực tiễn.

Cử tri huyện Gia Lâm kiến nghị các đại biểu Quốc hội có ý kiến với Quốc hội, Chính phủ và thành phố Hà Nội sớm đầu tư xây dựng hệ thống cầu và đường kết nối giao thông như cầu Giang Biển, cầu Ngọc Hồi, cầu Mễ Sở, đường Vành đai 3,5, đồng thời thống nhất với các địa phương lân cận về kế hoạch triển khai thực hiện bảo đảm đồng bộ. Nếu đầu tư được các công trình này, không những tháo gỡ được các điểm nghẽn, mà còn tạo điều kiện bứt phá nhanh trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ của huyện và vùng phụ cận.

Các đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội ghi nhận đầy đủ các ý kiến cử tri nêu và cho biết sẽ gửi đến các cơ quan có thẩm quyền của Trung ương và Thành phố để giải quyết, đồng thời phản ánh trên diễn đàn của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, dự kiến sẽ khai mạc ngày 23/10 tới. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 6/3, với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, phát hành trên các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội thực hiện ngay việc nạo vét tổng thể sông Tô Lịch, cơ bản hoàn thành trong tháng 8/2025. Hiện chiến dịch nạo vét tổng thể lòng sông đang được gấp rút thực hiện. Đến tháng 8 việc nạo vét toàn bộ sẽ hoàn tất theo đúng chỉ đạo của thành phố.

Tại các huyện ngoại thành của Thủ đô, có rất nhiều người dân không chỉ hiến đất mà còn tự nguyện phá dỡ công trình, đóng góp ngày công lao động xây dựng hệ thống giao thông liên thôn, liên ngõ.

Lễ kỷ niệm 1985 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-2025) và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội đền Hai Bà Trưng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã được tổ chức vào sáng 5/3, tại cụm di tích đền - chùa - đình Hai Bà Trưng, quận Hai Bà Trưng.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 40 cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc quản lý của Sở Y tế Hà Nội đủ điều kiện khám và cấp giấy khám sức khỏe lái xe.

Dự án nâng cấp, mở rộng đê Hữu hồng đến thời điểm này đã thực hiện được khoảng hơn 70% khối lượng công việc và dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 7 tới đây.