Vui buồn vì vụ lúa mì bội thu ở Iraq

Iraq, một trong những nước nhập khẩu lúa mì lớn nhất ở khu vực Trung Đông, vừa có một vụ lúa mì bội thu, khi đạt sản lượng cao hơn 1,5 triệu tấn so với dự tính ban đầu. Nguyên nhân là nhờ lượng mưa dồi dào và các khoản trợ cấp của chính phủ.

Trong khi nông dân Iraq vui mừng và phấn chấn vì sản lượng lúa mì vượt mong đợi, thì chính phủ Iraq lại đang đau đầu với bài toán tài chính khi phải cân bằng giữa nguồn ngân sách hạn chế với chính sách ưu đãi nông nghiệp, trong đó có cam kết thu mua lúa mì cho nông dân với giá gấp đôi giá thị trường.

Nhà sản xuất lớn thứ hai trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang phải đối mặt với nguồn thu ngân sách giảm vào năm 2025, do giá dầu giảm. Điều này khiến Iraq gặp khó khăn trong việc duy trì trợ cấp cho ngành nông nghiệp.

Theo các tính toán dựa trên số liệu chính thức và thông tin từ các quan chức chính phủ, chính phủ Iraq sẽ phải chịu thiệt hại gần 500 triệu đô la với chính sách khuyến khích nông nghiệp trong năm nay. Ước tính này căn cứ từ số tiền chính phủ phải thanh toán cho nông dân và giả định rằng chính phủ có thể bán lượng lúa mì dư cho các nhà máy tư nhân ở Iraq với giá đã thỏa thuận. Được biết, chính phủ Iraq thu mua lúa mì của nông dân với giá 850.000 dinar Iraq (khoảng 650 đô la) một tấn và bán với giá 450.000 dinar.

Các chuyên gia cho rằng chính phủ cần cân bằng tốt hơn giữa việc khuyến khích nông dân với nguồn tài chính hạn chế. Cựu cố vấn ủy ban nông nghiệp quốc hội Iraq, ông Adel Al Mokhar, nhận định rằng đây là một kế hoạch yếu kém, đồng thời cảnh báo việc sản xuất nhiều hơn nhu cầu thậm chí dẫn đến tình trạng lãng phí nước.

Để giải quyết tình hình, chính phủ Iraq quyết định không xuất khẩu sản lượng lúa mì dư thừa mà giữ lại để phục vụ thị trường trong nước và lưu trữ cho vụ mùa năm sau. Tuy nhiên, điều này có thể gây áp lực cho các nhà nhập khẩu phải giảm giá bán, trong khi họ có khả năng nhập khẩu với giá thấp hơn. Ngoài ra, kho lưu trữ hạn chế có nghĩa là Iraq không thể lưu trữ sản lượng lúa mì dư thừa của năm sau.

Với các diễn biến này, các chuyên gia cho rằng nông dân Iraq có thể sẽ nhận được ít ưu đãi hơn trong mùa vụ năm tới, khi Baghdad đang xem xét cắt giảm giá thu mua nông sản để hạn chế tổn thất trong tương lai.

Iraq nằm trong vùng "lưỡi liềm màu mỡ", trải dài từ Địa Trung Hải đến vịnh Ba Tư, đã phát triển nông nghiệp từ hơn 10.000 năm trước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp Iraq gặp khó khăn do thiếu mưa, làm giảm lưu lượng nước từ hai con sông Tigris và Euphrates, cùng hàng thập kỷ xung đột. Liên hợp quốc xếp Iraq vào danh sách 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước tác động của biến đổi khí hậu, khiến an ninh lương thực trở thành ưu tiên hàng đầu của chính phủ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã ký một sắc lệnh khẩn cấp về kinh tế trong vòng 60 ngày trên toàn quốc và đang chờ Quốc hội phê chuẩn.

Theo giới quan sát, cuộc đột kích vào Belgorod có thể là “chiến dịch vỏ bọc” nhằm chuyển hướng sự chú ý của Nga khỏi tỉnh Kursk và tỉnh Sumy của Ukraine. Tuy nhiên, nỗ lực này liệu có mang lại lợi thế cho Kiev?

Các đơn vị Nga đã phá hủy thành công một trong những xe tăng Abrams do Mỹ cung cấp cho Ukraine ở phía Nam làng Turya, theo kênh Telegram “Arkhangel Spetsnaz”.

Lực lượng vũ trang Nga đã phát động một cuộc tấn công quy mô lớn trên toàn bộ mặt trận. Những tiến triển được báo cáo ở cả tỉnh Sumy và tỉnh Kursk - theo kênh Telegram Military Summary, dựa trên dữ liệu từ tiền tuyến.

Iran tỏ ra hoài nghi trước vòng đàm phán sắp tới với Mỹ liên quan tới chương trình hạt nhân của nước này. Giới chức Tehran cho biết không kỳ vọng nhiều vào kết quả, trong bối cảnh cả hai bên vẫn tồn tại những bất đồng sâu sắc.

Thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt giảm mạnh trong phiên mở cửa sáng 9/4, tiếp nối đà lao dốc từ phố Wall, giữa lúc giới đầu tư toàn cầu hoang mang trước kế hoạch áp thuế nhập khẩu 104% lên Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Donald Trump.