Yếu tố giúp 80% người cai nghiện thuốc lá thành công

80% người bệnh có thể cai thuốc lá thành công nếu được nhân viên y tế tư vấn, hỗ trợ chuyên sâu.

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm trong tư vấn, điều trị cai nghiện thuốc lá do Bệnh viện Bach Mai tổ chức sáng nay (22/5). Theo thống kê, có từ 70-80% người đến các cơ sở y tế có hút thuốc lá và đội ngũ nhân viên y tế là những người tiếp cận nhiều nhất với người hút. Vì vậy, việc hộ trợ người hút thuốc cai nghiện rất hiệu quả.

Nghiên cứu thực tế cho thấy, chỉ cần một lời tư vấn của nhân viên y tế cũng giúp khoảng 30% người bệnh bỏ thuốc. Nếu được tư vấn chuyên sâu theo đúng quy trình đã được xây dựng, tỷ lệ cai nghiện thuốc lá có thể thành công đến 84%. Việc cung cấp phương pháp cai nghiện là quan trọng nhất trong cai nghiện thuốc lá. Để có thể thực hiện hỗ trợ người bệnh cai nghiện thành công, các nhân viên y tế phải nắm rõ được kiến thức về tác hại của thuốc lá, kỹ năng tư vấn và kiên trì trong hỗ trợ người nghiện thuốc.

Thống kê cho thấy, sử dụng thuốc lá gây ra hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam và gây tổn thất 108 nghìn tỷ đồng mỗi năm cho các chi phí khám chữa bệnh, môi trường, cao gấp năm lần số thu từ thuế thuốc lá. Sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng không những khiến người hút tốn tiền mà còn phải trả giá bằng chính sức khỏe của mình, đặc biệt là nguy cơ cao mắc các bệnh lý liên quan đến phổi, tim và não, ung thư.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bàn chân bẹt là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi do ở độ tuổi này lớp mỡ lòng bàn chân chưa tiêu hết, dáng đi còn đang hoàn thiện, việc đánh giá và can thiệp quá sớm có thể phản tác dụng.

254 ca mắc tay chân miệng đã được ghi nhận tại 28 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội trong tuần từ ngày 9-16/5,giảm 59 ca so với tuần trước.

Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động khám chữa bệnh và thông tin, quảng cáo trong lĩnh vực y, dược cổ truyền.

Người bị xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc mụn nước, kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu dữ dội, có thể là dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ và cần được xử lý y tế khẩn cấp.

Một bệnh nhân đau bụng dữ dội nhưng chủ quan không đi thăm khám, tự uống thuốc giảm đau khiến cấp cứu chậm trễ và gây vỡ ruột thừa.

Một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng bệnh sốt xuất huyết, có bệnh nhưng không đi khám tại các cơ sở y tế dẫn đến hậu quả không mong muốn.