Xử lý hai dự án nhà bỏ hoang để tránh lãng phí

Sau gần 10 năm xây dựng rồi để hoang, Khu nhà tái định cư Đền Lừ 3 và Khu ký túc xá sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp đã xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí nguồn lực đất đai và kinh tế xã hội. Mới đây, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã chỉ đạo xử lý dứt điểm vướng mắc để sớm đưa hai dự án này vào sử dụng.

Dù hoàn thành từ năm 2017 ở vị trí đắc địa, nhưng gần chục năm qua, các tòa nhà chung cư CT1, CT2 và CT3 nằm trong Dự án tái định cư Đền Lừ 3 ở quận Hoàng Mai vẫn chưa có người đến ở. Nhiều hạng mục đang bị xuống cấp nghiêm trọng, cửa kính ra vào của các tòa nhà bị nứt vỡ, tường nhà lún nứt, xung quanh cỏ mọc um tùm, khu vực sân của dự án thì đang bị chiếm dụng trở thành bãi đỗ xe trái phép.

Anh Nguyễn Văn Đình (phường Tân Mai, quận Hoàng Mai) cho rằng: "Khu chung cư ở vị trí đắc địa như thế này mà lại bỏ hoang gây lãng phí, trong khi nhiều người còn khó khăn tiếp cận với nhà ở".

Cũng nằm trên địa bàn quận Hoàng Mai, dự án Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp có qui mô 40 nghìn m² đất, được quy hoạch xây dựng 6 khối nhà cao trung bình 17 tầng. Khởi công xây dựng từ năm 2009, song đến năm 2015 mới chỉ có các khối nhà A1, A5, A6 được hoàn thành; còn nhà A2, A3 xây xong phần thô thì dừng lại và để hoang đến nay; riêng tòa A4 thì chưa triển khai. Hiện tại, số lượng sinh viên ở cũng rất thưa thớt.

Không để nhà đất bỏ hoang, gây lãng phí kéo dài, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan nghiên cứu chuyển các tòa nhà A2, A3, A4 sang nhà ở xã hội cho thuê. Nội dung này từ lâu cũng đã được các chuyên gia đề xuất, kiến nghị nhằm tăng nguồn cung bất động sản phục vụ đối tượng thu nhập thấp.

Với khu tái định cư Đền Lừ 3, Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo quận Hoàng Mai sửa chữa, nâng cấp bảo đảm chất lượng và cảnh quan môi trường. Công việc này phải hoàn thành trong quý II năm 2025 để phục vụ tái định cư cho người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên quan đến giải quyết kiến nghị của Cục Thuế Hà Nội, UBND Thành phố đã có văn bản số 3845 về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.

Khảo sát từ các ngân hàng thương mại cho thấy lãi suất cho vay mua nhà của một số ngân hàng có xu hướng giảm và được đánh giá là thấp nhất kể từ đầu năm 2024, nhưng dư nợ vẫn còn thấp.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.

Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.

Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.

Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.