Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến, anh hùng đã hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Nét thanh lịch của người Hà Nội thể hiện trong lối sống, sinh hoạt gia đình và cộng đồng, trong giao tiếp, ứng xử, trong văn hóa ẩm thực. Đây là niềm tự hào và giá trị truyền thống quý báu của người Hà Nội.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Chỉ thị khẳng định tư duy đổi mới, thể hiện quyết tâm chính trị mới của Thành ủy Hà Nội nhằm tạo ra kết quả mới trong một nhiệm vụ quan trọng.

Đảng bộ thành phố Hà Nội luôn xác định: xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển văn hóa, hình thành hệ giá trị văn hóa gắn với phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long - Hà Nội; coi đây là nguồn lực, động lực quan trọng cho phát triển Thủ đô.

Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được Thành ủy Hà Nội cụ thể hóa trong Chương trình công tác lớn của Thành ủy ở nhiều nhiệm kỳ liên tiếp. Chương trình số 06 của Thành uỷ về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” đã nêu 18 chỉ tiêu theo 7 nhóm, 3 yêu cầu, cùng 14 nhiệm vụ và 6 nhóm giải pháp.

Tuy nhiên, so với yêu cầu, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh chưa đi vào thực chất, còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Chỉ thị 30 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã thể hiện rõ tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật để phân tích, chỉ ra những vấn đề này. Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên. Cùng với môi trường văn hoá công sở, thì gia đình, nhà trường có vai trò quan trọng trong việc bồi đắp các giá trị văn hoá ứng xử thanh lịch, văn minh cho mỗi công dân thủ đô.

Chỉ thị 30 được ban hành sẽ góp phần tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng yếu, thường xuyên; đề cao vai trò nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ "xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh" trong giai đoạn mới. Thành phố sẽ kiên trì và đẩy mạnh mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, phát triển toàn diện, hình thành hệ giá trị văn hóa mới phù hợp với xu thế thời đại gắn với phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, anh hùng, để văn hoá trở thành một động lực quan trọng đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hơn 1.700 tân binh của Trung đoàn 692, Bộ Tư lệnh Thủ đô sau hơn một tháng rèn luyện trong quân ngũ không chỉ thích nghi với kỷ luật nghiêm minh mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt khó.

Theo các chuyên gia, Thủ đô Hà Nội trước đây quy hoạch cho 250.000 dân, nhưng giờ dân số đã lên gần 10 triệu nên mở rộng không gian công cộng, nhất là ở khu vực Hồ Gươm là tất yếu.

Hôm nay là ngày đầu của kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, tình hình giao thông tại các tuyến đường hướng ra cửa ngõ Hà Nội bị ùn tắc.

UBND TP Hà Nội vừa có Công văn số 1250 gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất thời gian khởi công 3 dự án đầu tư xây dựng cầu qua sông Hồng gồm Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 5/4, với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, phát hành trên các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Tính chung quý I/2025, toàn thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 54.100 lao động, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.