Triển vọng đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Nhân lực chính là yếu tố quyết định và cũng là lợi thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu và dự kiến từ nay đến năm 2030, sẽ có khoảng 50.000 kỹ sư bán dẫn được đào tạo.

Xe tự hành - thiết bị sử dụng trí tuệ nhân tạo để nhận diện biển báo, vạch kẻ đường và đưa ra phương án xử lý thích hợp - các công nghệ này đang được sử dụng ở nhiều doanh nghiệp lĩnh vực vi mạch bán dẫn. Việc đưa những thiết bị này vào giảng dạy trong các trường đại học nhằm giúp sinh viên có thể bắt nhịp với công việc ngay sau khi tốt nghiệp.

Sinh viên Hoàng Thị Thắng - Khoa Điện tử và Kỹ thuật máy tính - Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp chia sẻ: “Em rất may mắn khi được học tập trong một môi trường có nhiều phòng thí nghiệm thực hành hiện đại, cùng các thiết bị công nghệ cao; có cơ hội được thực hành với nhiều thiết bị như: máy tính nhúng, camera công nghiệp, cánh tay robot; đồng thời được thực hành các kỹ năng như: xử lý ảnh, trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật điều khiển thông minh.... đã tạo cơ hội để chúng em làm quen ngay trên ghế nhà trường và tự tin có thể làm việc được sau khi ra trường".

Dự báo đến năm 2030, ngành bán dẫn toàn cầu sẽ thiếu khoảng một triệu nhân lực. Với nguồn cung lao động dồi dào, đặc biệt là lao động trẻ và có chất lượng, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu.

Dự kiến từ nay đến năm 2030, sẽ có khoảng 50.000 kỹ sư bán dẫn được đào tạo. Nhiều tên tuổi lớn trong ngành sản xuất bán dẫn quốc tế liên tục tới Việt Nam và đặt kế hoạch hợp tác, xây dựng những dự án lên tới hàng tỷ USD.

Ông Quản Thanh Tùng, Giám đốc Công ty TNHH Willtec Việt Nam cho biết: “Hiện tại ngoài những mảng chính như: thiết kế cơ khí, tự động hóa thì một mảng được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm là nhu cầu tuyển kĩ sư ngành bán dẫn và trí tuệ nhân tạo. Thời gian gần đây, ngành mới này đã được nhiều trường đại học ở Việt Nam quan tâm và đưa vào chương trình giảng dạy. Từ đó, tôi mong muốn sẽ có thể đem nhiều kĩ sư bán dẫn AI tương lai đến làm việc tại Nhật".

PGS.TS Nguyễn Hữu Quang, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp cho biết: trong năm vừa rồi, trường đã chủ động làm việc với một số trường đại học của Đài Loan (Trung Quốc) như: Đại học Cao Hùng, Đại học Minh Tân. Ngoài ra, nhà trường cũng tham gia chương trình của Bộ Công Thương để điều chỉnh một số chương trình học và mở ra một chuyên ngành mới liên quan đến thiết kế chế tạo vi mạch. Qua đó, nhà trường cũng muốn đóng góp một phần nhân lực cho ngành mới đầy triển vọng này.

Ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam được dự báo sẽ vượt giá trị 6,16 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất quan trọng của nhiều doanh nghiệp bán dẫn lớn trên toàn cầu. Nhân lực bán dẫn chính là yếu tố quyết định và cũng là lợi thế của Việt Nam. Việt Nam sẽ chi 26.000 tỉ đồng để đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn. Và Hà Nội tự tin là nơi có nhiều trường đại học có thể cung cấp một lượng lớn nguồn nhân lực bán dẫn có chất lượng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình tổ chức hội thảo với chủ đề “Kỷ nguyên số: Khám phá lớp học iPad và trường học thông minh” tại Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Giáo viên tiếng Anh hiện nay dễ dàng sáng tạo trong thiết kế bài giảng, lựa chọn các ứng dụng phần mềm công nghệ để hỗ trợ, tạo nên những tiết học hấp dẫn và hiệu quả.

Các địa phương chậm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm bao gồm: Quảng Ninh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh, Vĩnh Phúc và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT của Đài Hà Nội sẽ bắt đầu lên sóng từ ngày 4/4 trên kênh H2 và ứng dụng Hanoi ON.

Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của 8 trường khối công an năm nay là hơn 2.300, trong đó Học viện An ninh nhân dân tuyển nhiều nhất với 540 chỉ tiêu, Bộ Công an thông tin.

Nhiều trường đại học tại Hà Nội đã công bố đề án tuyển sinh dự kiến năm 2025, trong đó, đáng chú ý là mức học phí tăng so với năm trước.