Thiết kế vi mạch bán dẫn: ngành học 'hút' sinh viên

Việt Nam đang đứng trước cơ hội tham gia sâu vào ngành công nghiệp bán dẫn và đã thể hiện rõ khát vọng trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Trước xu thế nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới có những dự án đầu tư xây dựng nhà máy, mở rộng sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam, thị trường lao động trong lĩnh vực bán dẫn có chiều hướng gia tăng và người học cũng bắt đầu hướng mục tiêu đến lĩnh vực này. Vì thế việc đào tạo nhân lực cho ngành bán dẫn đang được quan tâm chú trọng.

Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt - Hàn đã tổ chức khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn ngành vi mạch bán dẫn dành cho sinh viên năm thứ ba, năm cuối có ngành gần với ngành vi mạch bán dẫn.

Sinh viên Ngô Minh Đức, hiện đang theo học ngành Kỹ thuật máy tính tại trường, nhận thấy ngành vi mạch bán dẫn khá phù hợp và sát với ngành hiện tại đang học nên muốn chuyển đổi qua ngành vi mạch bán dẫn để có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn.

Thị trường lao động trong lĩnh vực bán dẫn có chiều hướng gia tăng và người học cũng bắt đầu hướng mục tiêu đến lĩnh vực này.

Tại trường Đại học Điện - Điện tử thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội, các thầy, cô giáo đã mở một khóa học đào tạo ngắn hạn miễn phí về thiết kế vi mạch số cho sinh viên năm thứ 3 và thứ 4 của trường.

Ban đầu, lớp học dự kiến thu hút khoảng 30 sinh viên. Tuy nhiên, đến ngày khai giảng, con số đăng ký đã tăng gấp đôi.

Tham gia khóa đào tạo, ngoài các nội dung thuộc chương trình chính, còn có sự tham gia hướng dẫn của các doanh nghiệp thiết kế vi mạch tại Hà Nội nhằm giúp sinh viên có cơ hội cọ xát với thực tế.

Mặc dù ngành công nghệ vi mạch bán dẫn không phải là ngành đào tạo hoàn toàn mới mà đã được một số trường đại học lớn triển khai từ nhiều năm nay, nhưng số lượng sinh viên theo học và tốt nghiệp đến nay còn rất thấp.

Việc đẩy mạnh các chương trình đào tạo cùng với việc ngày càng có nhiều sinh viên quan tâm đến lĩnh vực này là một tín hiệu tốt để có được nguồn nhân lực bán dẫn chất lượng trong tương lai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 115 về việc thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2025-2030, định hướng đến năm 2035".

Lần đầu tiên Đại sứ quán Đức tại Việt Nam khởi xướng dự án hướng nghiệp trực tiếp tại 19 tỉnh, thành phố nhằm cung cấp thông tin về các con đường an toàn, hợp pháp để sang Đức học tập và làm việc.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Hàn Quốc tiếp tục tăng thêm hạn ngạch và mở rộng các ngành nghề tiếp nhận lao động Việt Nam.

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.

Theo lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc ra đời một ngành đào tạo mới không hề đơn giản và đối với đào tạo ngành vi mạch bán dẫn hiện nay có rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức.

Hôm nay, 31/3, các trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi tiếng Hàn theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc (chương trình EPS).