Tập trung đào tạo nhân lực cho ngành bán dẫn
Để đáp ứng được nhu cầu này, trong khi thời gian chỉ còn 5 năm, việc xã hội hóa đào tạo nhân lực thông qua hợp tác ba bên gồm Nhà nước - Nhà trường và các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng.
Cô giáo Phạm Thanh Huyền - Giảng viên trường Đại học Giao thông Vận tải là một trong những giảng viên chính sẽ tham gia giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật máy tính, lĩnh vực mới tuyển sinh của trường Đại học Giao thông Vận tải. Để có kiến thức sâu hơn về lĩnh vực này, cô tham gia vào khoá học Thiết kế vi mạch do nhiều tập đoàn công nghệ lớn phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.
Cô Phạm Thanh Huyền chia sẻ: “Khi một ngành mới, chúng tôi muốn đào tạo ra những sinh viên có lý thuyết tốt, thực hành tốt. Hơn nữa những phần mềm sinh viên sử dụng chính là phần mềm của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ không phải đào tạo lại. Đó là lí do vì sao tôi có mặt trong khoá học này. Tôi rất kỳ vọng là những gì mình tích luỹ được sẽ là điều tôi có thể truyền lại cho sinh viên của mình”.
Để đạt được mục tiêu đề ra về nhân sự ngành bán dẫn, thúc đẩy hợp tác các bên Nhà nước - Nhà trường - các doanh nghiệp là nhóm giải pháp đầu tiên được thúc đẩy, trong 7 nhóm giải pháp được tập trung thực hiện. Các doanh nghiệp cho biết họ sẵn sàng chung tay cùng Việt Nam trong việc đẩy nhanh hơn việc đạt được mục tiêu 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn vào năm 2030.
Bà Đàm Thị Hồng Lan, Giám đốc Công ty Cổ phần Vietpay cho biết: “Chúng tôi cung cấp bản quyền phần mềm giúp các trường có điều kiện tiếp cận với ngành công nghiệp bán dẫn”.
Nhiều chuyên gia đánh giá, việc thu hút các tập đoàn công nghệ lớn tham gia còn giúp nâng cao chất lượng, tăng khả năng kết nối giữa quá trình đào tạo với thực tiễn công nghệ và nhu cầu của doanh nghiệp.
Trong công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ một lần nữa khẳng định ngành vi mạch bán dẫn tiếp tục là 1 trong 3 lĩnh vực công nghệ cao cần được tăng cường đào tạo. Việc thu hút sự tham gia của doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam trong lĩnh vực mũi nhọn này.


Chung kết cuộc thi hùng biện Tiếng Anh "Kella in Life 2025" đã được tổ chức tại Hà Nội với sự góp mặt của 26 đội thi tới từ các trường THPT trên địa bàn Thủ đô.
Chủ đề: Chữa đề tham khảo theo mẫu minh họa của Bộ GD-ĐT (Tiết 2). Giáo viên Lê Phương Lan - Trường THPT chuyên Sơn Tây - Hà Nội.
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội sáng 18/5 đã ra mắt ngành học mới “Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam” cùng chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ.
Gần 18.000 thí sinh trong cả nước đã tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư Phạm Hà Nội.
Chủ đề: Hàm số mũ và Hàm số logarit. Giáo viên Nguyễn Thị Tuyết Minh - Trường THPT Vạn Xuân - Hoài Đức.
Kỳ thi Đánh giá năng lực SPT năm 2025 của Trường đại học Sư phạm Hà Nội được tổ chức tại các điểm thi: Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn.
0