Phim tái hiện 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị

"Mưa đỏ" là bộ phim có đề tài về chiến tranh cách mạng, tái hiện trận chiến khốc liệt 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị với sự tham gia của nhiều nhà sáng tạo nội dung trẻ (TikToker) như Nguyễn Lạc Huy, Hà Pu, Hải Triều, David Vinh, Phạm Vinh và Đào Lê Phương Hoa.

Sau "Địa đạo", khán giả dành sự quan tâm cho “Mưa đỏ” - dự án phim hướng đến kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nội dung phim điện ảnh “Mưa đỏ” lấy cảm hứng và hư cấu từ sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu anh dũng, kiên cường của nhân dân và cán bộ, chiến sĩ bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972. Tất cả họ đều đã sẵn sàng để "Có tuổi hai mươi thành sóng nước, vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm".

Khán giả được nhìn lại mùa hè năm 1972 dữ dội mà đầy cảm xúc, được kể lại thông qua những gương mặt trẻ trung, gan góc của Tiểu đội 1 - những chàng trai mang theo nhiệt huyết tuổi đôi mươi bước vào chiến trường, với tất cả niềm tin và lòng yêu nước nồng nàn. 

Diễn viên Đình Khang, vai Tú phim “Mưa đỏ” chia sẻ: "Như mọi người có thể biết, khi đọc kịch bản và chuẩn bị cảnh quay, mình phải tính toán rất nhiều để có cảm xúc tâm lý của mình".

"Mình hiểu rõ việc kham khổ của các chiến sĩ hồi xưa như thế nào. Điều đầu tiên ngoài việc diễn xuất, về ngoại hình mình phải đáp ứng được đúng của nhân vật", diễn viên Hứa Vĩ Văn – vai bác sĩ Lê trong phim “Mưa đỏ” cho hay.

Bối cảnh phim phần lớn được thực hiện tại tỉnh Quảng Trị; một số điểm ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Thái Nguyên và Hà Nội. Khung cảnh phim ngập trong khói lửa, bom đạn. Một phiên bản Thành cổ được tái hiện chân thực nhất cả về tính chất địa lý, hình thái với hệ thống chiến hào, đường hầm, phòng họp dã chiến, đặt trạm phẫu, các công sự phòng thủ, sân bay dã chiến... Tất cả được phục dựng nghiêm cẩn dưới sự cố vấn của các cựu chiến binh, nhân chứng.

Theo nhà sản xuất, "Mưa đỏ" là một nén tâm nhang mà những người lính hôm nay dành để tri ân, tưởng nhớ và biết ơn những người đã hiến dâng tuổi xuân nơi chiến trường, máu xương cho Tổ quốc.

Họa sĩ Vũ Việt Hưng cho biết: "Từng chi tiết nhỏ đạo cụ cho đến phần dựng cảnh, chúng tôi đã phải đọc và nghiên cứu rất kỹ, sau đó gặp các nhân chứng lịch sử đã từng chiến đấu trong Thành cổ. Chúng tôi cũng đến Thành cổ để nghiên cứu về cách xây dựng và các thể thức xây dựng của Thành cổ Quảng Trị trước đây".

Bộ phim ít nhiều đã hoàn thành sứ mệnh của một tác phẩm điện ảnh chân chính, đó là: bằng câu chuyện, hình ảnh, âm thanh mang đến cảm xúc cho thế hệ trẻ thấy sự hy sinh bi tráng của cha ông. Từ đó thổi bùng trong mỗi trái tim ngọn lửa của lòng biết ơn, tình cảm dân tộc và khát vọng cống hiến cho Tổ quốc.

Phim dự kiến ra rạp dịp Lễ Quốc khánh 2/9 năm nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ba thành viên BlackPink, bao gồm Lisa, Jennie và Rosé nhanh chóng trở thành tâm điểm khi có màn “đối đầu” thời trang tại thảm đỏ sự kiện thời trang lớn nhất hành tinh - Met Gala 2025, diễn ra vào sáng 6/5 tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan (New York, Mỹ).

Sau hơn một năm thai nghén, “Trạng Quỳnh nhí: Truyền thuyết Kim Ngưu” - phim hoạt hình 3D thuần Việt đã giới thiệu đến công chúng những hình ảnh đầu tiên. Đây không chỉ là một tác phẩm hoạt hình đơn thuần mà còn là cột mốc đáng nhớ, khi trở thành bộ phim hoạt hình chiếu rạp đầu tiên của Việt Nam khai thác về nhân vật dân gian.

Chương trình Giao lưu Nghệ thuật Phật giáo, một trong những hoạt động trọng điểm trong khuôn khổ Đại lễ Vesak năm nay, sẽ có sự góp mặt của các đoàn nghệ thuật Phật giáo đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, góp phần tạo nên không gian nghệ thuật giàu tính nhân văn.

Hơn 40 nghệ sĩ mặc Việt phục đã tham gia buổi diễu hành mừng Đức Phật đản sinh tối 5/5. Đây là sự kiện truyền thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây nhân mỗi mùa Phật Đản.

Ê-kíp sản xuất bộ phim điện ảnh "Huyền tình Dạ Trạch" ngày 5/5 đã tổ chức vòng casting tại TP.HCM, thu hút sự góp mặt của nhiều diễn viên tên tuổi cùng hàng trăm gương mặt trẻ triển vọng.

"Hoa tháng Năm" - sự kiện diễu hành với trang phục Việt đã diễn ra tại các địa điểm văn hoá nổi tiếng của Hà Nội với sự tham gia của gần 30 mẫu nhí ở khắp cả nước, trong đó có các bạn mẫu nhí khiếm thính.