Nhiều xe phải dừng bán tại Việt Nam nếu áp chuẩn nhiên liệu mới

Trong lộ trình hiện thực hóa cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam đang từng bước siết chặt các quy định về mức tiêu thụ nhiên liệu đối với các phương tiện giao thông.

Điều này có nghĩa là nhiều mẫu ô tô và xe máy đang được ưa chuộng hiện nay có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ dừng bán, nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn mới, dự kiến sẽ sớm được áp dụng. Thực tế, không ít mẫu xe hiện tại, kể cả những cái tên đang bán chạy hàng đầu, có thể sẽ không còn được phép kinh doanh nếu không đạt chuẩn. Vấn đề này không chỉ dừng lại ở việc người tiêu dùng có thể có ít sự lựa chọn hơn, mà còn là một thách thức lớn đòi hỏi sự chuyển đổi mạnh mẽ về công nghệ từ phía các nhà sản xuất, cũng như những tác động sâu rộng đến toàn bộ thị trường xe trong nước.

Theo kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông vận tải đến năm 2030 đã đưa ra giải thiết về giới hạn mức tiêu thụ nhiên liệu đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới, hay còn gọi là “Biện pháp E17”.

Biện pháp này đặt mục tiêu tiêu thụ nhiên liệu đến năm 2030 như sau: “100% xe máy bán ra đạt định mức 2,3 lít/100 km; 100% các loại xe ô tô bán ra đạt tiêu chuẩn sau: ô tô con (<1.400 cc) đạt 4,7 lít/100 km, ô tô trung bình (1.400-2.000 cc) đạt 5,3 lít/100 km, ô tô lớn (>2.000 cc) đạt 6,4 lít/100km”. Như vậy, đến năm 2030, chỉ các loại xe ô tô có mức tiêu thụ đạt dưới mức 4,7 đến tối đa 6,4 lít nhiên liệu/100 km tùy vào dung tích động cơ mới được bán ra thị trường. Mức tiêu thụ nhiên liệu trên thấp hơn nhiều so với hầu hết các mẫu xe đang lưu hành hiện nay.

Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, nếu áp dụng hạn mức tiêu thụ nhiên liệu dựa trên dung tích động cơ sẽ không tối ưu, bởi theo phương pháp này chỉ có các dòng xe thuần điện, xe hybrid là đáp ứng được. Còn dòng xe sử dụng động cơ đốt trong truyền thống không đáp ứng tiêu chuẩn sẽ phải dừng sản xuất lắp ráp và kinh doanh. Điều này sẽ gây ra ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến ngành công nghiệp ô tô trong nước, nguồn thu ngân sách Nhà nước và công ăn việc làm của người dân.

Ông Đào Công Quyết - Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam cho hay: “Ngành ô tô đóng góp cho GDP trên dưới 3%, tỉnh theo áp dụng mức đó thì hằng năm Nhà nước 88.000 tỷ từ nhà sản xuất trong nước và khoảng 291.000 tỷ đến từ nhà nhập khẩu, nên mỗi năm sẽ hụt đi khoảng 400.000 tỷ”.

Một nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương và Viện Khoa học Công nghệ giao thông vận tải cho rằng, Việt Nam nên hướng tới giải pháp CAFC tức là mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình chung của doanh nghiệp để đạt mục tiêu kép. Phương pháp này linh động hơn, cho phép cùng một hãng xe vẫn có thể bán các loại xe trên 2.0L hay xe 1.4L, với điều kiện hãng phải tự kiểm soát sản lượng các kiểu loại xe bán ra, sao cho tổng mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình của các kiểu loại xe mà hãng bán ra trong năm phải thấp hơn tiêu chuẩn quy định.

Ông Đinh Trọng Khang - Phó Giám đốc Viện Chuyên ngành môi trường, Viện Khoa học Công nghệ giao thông vận tải cho biết: "Mỗi một hãng cần có mục tiêu của họ, tính chung tất cả các xe bán ra một năm thì tổng số phải đạt mục tiêu, nếu không đạt tiêu chuẩn thì cơ quan quản lý phải tuýt còi để đạt mục tiêu đó".

Việc áp dụng hạn mức tiêu thụ nhiên liệu mới được đánh giá là bước đi tất yếu, phù hợp với xu hướng toàn cầu cũng như cam kết giảm phát thải của Việt Nam. Nếu đúng như lộ trình thì chỉ còn 5 năm nữa để các hãng xe thay đổi để phù hợp với quy định mức tiêu thụ nhiên liệu mới. Và 5 năm tới được dự báo sẽ có sự dịch chuyển lớn về công nghệ sản xuất ô tô, có thể là sự phát triển mạnh mẽ của ô tô hybrid, ô tô thuần điện và sẽ là áp lực không nhỏ cho các hãng xe sử dụng động cơ đốt trong trong nỗ lực đổi mới công nghệ của mình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một chiếc máy bay của hãng hàng không Vietjet Air đã bị trượt khỏi đường băng khi hạ cánh trong ngày 7/5.

Bước sang tháng 5/2025, thị trường ô tô Việt Nam trở nên sôi động khi hàng loạt thương hiệu từ phổ thông đến cao cấp đồng loạt tung ưu đãi mạnh nhằm kích cầu mua sắm.

Công ty công nghệ Volonaut (Ba Lan) vừa công bố mẫu xe máy bay cá nhân mang tên Airbike, hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành giao thông hàng không cá nhân.

Hãng xe Thụy Điển Volvo vừa thông báo triệu hồi hơn 413.000 xe trên toàn cầu do lỗi phần mềm khiến camera lùi không hiển thị hình ảnh khi chuyển sang số lùi.

Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) khai thác trở lại đường bay thẳng kết nối Hà Nội với Moscow (Liên bang Nga) sau ba năm tạm dừng.

Chiếc Aurus Senat Convertible dẫn đầu tại lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.