Ngon như bánh chưng Tranh Khúc

Thành thông lệ, Tết luôn “gõ cửa” làng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội) sớm và cũng ở lại lâu hơn so với những nơi khác vì cái nghề đặc biệt của làng: gói bánh chưng.

Không phải ngẫu nhiên bánh chưng Tranh Khúc vang danh xa gần. Bà Đặng Thị Thảo, chủ hộ sản xuất bánh chưng Điềm Thảo, chia sẻ: "Gạo chúng tôi lựa chọn làm nguyên liệu phải là gạo Hải Hậu, đậu phải là đậu từ Gia Lai, còn lá dong thì chọn lựa kỹ càng. Gói bánh chưng vuông bằng tay thì sẽ rền bánh, không bị bục và thơm, dẻo hơn. Dù để nguội cũng không bị cứng bánh".

Bà Thảo tự hào vì bản thân vừa lưu giữ được truyền thống, vừa có thể phục vụ những người yêu ẩm thực trong và ngoài nước. Từ đời này qua đời khác, nghề làm bánh chưng được giữ gìn, tạo nên một thương hiệu nổi tiếng. Nên người ta mới nói: "Ngon như bánh chưng làng Tranh Khúc".

"Vui lắm, cả năm mới có một dịp này thôi. Tất cả mọi người trong gia đình đều tụ họp giúp đỡ nhau. Bản thân cũng vui vì có thể tự tay làm được những chiếc bánh chưng ngon phục vụ người dân, phục vụ khắp bà con xa gần", bà Đặng Thị Thảo bày tỏ.

Vụ Tết này, tại làng Tranh Khúc có 104 hộ gia đình gói bánh, trung bình mỗi hộ cho ra lò khoảng hơn 1000 cái bánh mỗi ngày. Bánh chưng làng nghề Tranh Khúc đã được xuất khẩu sang nhiều nước.

Ông Nguyễn Văn Mão, Phó Chủ tịch xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, chia sẻ: "Với những sản phẩm đi nước ngoài, phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt, tem mác đầy đủ, đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm. Xã Duyên Hà đang xây dựng kế hoạch phát triển du lịch kết hợp trải nghiệm cho du khách khi đến đây, tìm hiểu và thực hành làm bánh chưng, cùng với du lịch tâm linh là đền thờ Nguyễn Như Đổ".

Làng Tranh Khúc có đầy đủ yếu tố để trở thành một điểm du lịch tìm hiểu về ẩm thực hấp dẫn du khách.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng Năm dâng Người” được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ diễn ra vào tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.

"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.

Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.

UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.

Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.