Náo nức trẩy hội xuân
Người dân nô nức đi chùa Hương trước ngày khai hội
Dù chưa chính thức đến ngày khai hội, nhưng tính đến thời điểm này. Trên dòng suối Yến - chùa Hương đã đón khoảng 4,5 vạn du khách thập phương tới chiêm bái lễ Phật, du xuân đầu năm mới.
Năm nay, vé điện tử thắng cảnh và xuồng đò được tích hợp, giảm thiểu các đầu mối phát hành vé, kiểm soát vé. Giá vé thu phí thắng cảnh và xuồng đò, vé cáp treo, vé vận chuyển khách bằng xe điện cũng đã được Ban Tổ chức niêm yết, công khai đầy đủ, đúng quy định tạo sự an tâm cho người dân.
Anh Nguyễn Văn Tuấn - một du khách đến từ xã Phú Thọ, huyện Kim Đồng, tỉnh Hưng Yên - cảm thấy hài lòng vì mọi thủ tục di chuyển trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn. Anh Tuấn cho biết: “Mình chỉ cần cầm tấm vé điện tử này thôi là có thể dùng được cả lúc đi và về nên rất tiện”.
Không khí tại chùa Thiên Trù (trong quần thể di tích chùa Hương) đông vui nhộn nhịp không khí đón lễ hội xuân. Ngôi chùa trang nghiêm trên phong cảnh non sông nước biếc, với tiết trời thu lạnh ngọt phảng phất chút mưa phùn.
Chị Chu Kim Cúc (phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội) cùng gia đình tới đây lễ Phật đầu năm mới, mong sao có một năm bình an, may mắn. Chị Cúc cho hay: “Dù chưa đến ngày khai hội nhưng gia đình tôi quyết định đi trước vì nếu đi trong chính hội sẽ rất đông. Tuy nhiên khi đến đây, tôi rất bất ngờ vì rất đông. Không khí mọi người đi hội rất vui vẻ và mọi người cũng trầm trồ vì khâu tổ chức quy củ hơn so với năm trước”.
Năm nay, với chủ đề “Lễ hội chùa Hương - điểm đến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt”, những hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật như hát chèo, cùng các nhạc cụ dân tộc truyền thống trên dòng suối Yến, cũng được du khách vô cùng yêu thích.
Mùa xuân - mùa của sự khởi đầu, của đất trời giao hòa, cũng là thời điểm lý tưởng để con người tìm đến giá trị tâm linh. Trong văn hóa người Việt, đi lễ chùa đầu năm đã trở thành nét đẹp truyền thống, mang ý nghĩa cầu mong một năm mới bình an, hạnh phúc và may mắn. Dưới ánh nắng dịu dàng của mùa xuân, những cành đào, cành mai khoe sắc, tiếng chuông chùa ngân vang như dẫn lối cho tâm hồn mỗi người trở nên thanh thản, an yên; để khởi đầu cho một năm 2025 đầy khởi sắc.
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa
Cứ vào mùng 5 Tết, khi sắc xuân tràn ngập khắp phố phường, người dân Thủ đô lại nô nức tụ hội về trước tượng đài Quang Trung - Nguyễn Huệ, mang theo niềm vui, sự hân hoan và cả niềm tự hào sâu sắc. Đây là dịp để mọi người cùng nhau dâng hương, tưởng nhớ chiến thắng lẫy lừng của vị vua áo vải, người đã ghi dấu ấn trong lịch sử dân tộc.
Với gia đình ông Ngọc Hằng ở quận Đống Đa, dù đã nhiều năm liên tiếp tham gia lễ hội, nhưng năm nay, đối với vợ chồng ông, cảm xúc lại thật đặc biệt. Lễ hội không chỉ là dịp để bày tỏ lòng thành kính đối với các anh hùng dân tộc, mà còn là khoảnh khắc thiêng liêng, nơi những ký ức của gia đình ông được tái hiện và nối dài qua mỗi năm.
Ông Trần Ngọc Hằng ở quận Đống Đa, cho biết: “Hàng năm gia đình tôi thường đến hội Gò Đống Đa thắp hương, lễ bái hoàng đế Quang Trung. Những lễ hội như này là một truyền thống vô cùng tốt đẹp để truyền lại cho thế hệ sau ghi nhớ. Tôi tin rằng, các thế hệ trước đã làm được thì các thế hệ sau sẽ tiếp tục phát huy tốt truyền thống này”.
Lễ hội được tổ chức gồm hai phần: lễ và hội. Phần lễ bắt đầu từ 6 giờ sáng với những nghi thức trang nghiêm, bao gồm lễ dâng hương, rước kiệu, các buổi lễ tế do các đoàn địa phương thực hiện, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Đây là một trong những lễ hội lớn và lâu đời nhất của Hà Nội, tái hiện lại những trang sử hào hùng của dân tộc.
Đặc biệt, lễ hội năm nay sẽ đưa câu chuyện lịch sử vào thế giới hiện đại qua những chương, hồi sống động, kết hợp với công nghệ 3D mapping, mang đến cho người xem những trải nghiệm hình ảnh chân thực sống động, ấn tượng và đưa câu chuyện lịch sử chạm đến mọi giác quan.
Ông Cao Anh Sơn, đại diện Ban tổ chức Lễ hội Gò Đống Đa 2025, cho biết: “Đây là chương trình kết hợp cả âm thanh, ánh sáng, biên đạo múa và các vũ công tham gia tạo nên một chương trình nghệ thuật. Đặc biệt, phần âm thanh và ánh sáng đã được Ban tổ chức lựa chọn rất kỹ lưỡng nhằm mang đến một chương trình đặc sắc.
Lễ hội Gò Đống Đa không chỉ là dịp để tưởng nhớ và tri ân các anh hùng dân tộc, mà còn là một ngày hội lớn, nơi mà những giá trị văn hóa, truyền thống dân tộc được lưu giữ và phát huy qua các thế hệ. Đây thực sự là một sự kiện văn hóa, lịch sử quan trọng, không chỉ đối với Hà Nội mà còn đối với cả đất nước Việt Nam.


87 bảo vật quốc gia liên quan Phật giáo lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm Vesak 2025, mang đến cơ hội chiêm ngưỡng hiếm có cho đông đảo phật tử.
Giữa phố phường Hà Nội náo nhiệt, vẫn có những căn biệt thự cổ mang dáng vẻ trầm mặc, như đứng ngoài vòng xoay của hiện đại. Đó không chỉ là kiến trúc, mà là một phần hồn cốt Hà Nội xưa cần được gìn giữ.
Được xây dựng song hành với cầu Long Biên, ga Long Biên là một trong những chứng nhân lịch sử của Thủ đô Hà Nội với kiến trúc độc đáo, trở thành địa điểm du lịch được nhiều du khách yêu thích.
Sau khi tham khảo ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia, ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bắc Ninh đã đề xuất bảo tồn tại chỗ hai chiếc thuyền cổ được tìm thấy tại phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Sau thời gian tạm hoãn, lễ chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ diễn ra từ 14h ngày 6/5 đến ngày 10/5 tại Việt Nam Quốc Tự, số 242-244 đường 3 tháng 2, Phường 12, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh.
Không chỉ là biểu tượng của Thủ đô thân yêu, Cột cờ Hà Nội còn là chứng tích cho một thời kháng chiến chống Pháp oanh liệt, dấu ấn kiên cường, bất khuất của các thế hệ người dân Hà Nội.
0