Lắp camera gần trường học ghi hình học sinh vi phạm giao thông

Lắp camera giám sát tại các khu vực gần cổng trường học nhằm ghi lại các vi phạm giao thông của học sinh là một trong những nội dung đáng chú ý có trong Chỉ thị số 31/2023 của Chính phủ và đang nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.

Theo thống kê của Uỷ ban ATGT quốc gia trong năm 2023, cả nước đã có gần 900 vụ tai nạn giao thông xảy ra liên quan đến học sinh làm chết 490 người, bị thương 827 người để lại hậu quả thương tâm cho nhiều gia đình và xã hội, cả trước mắt và lâu dài. Những con số đáng báo động về tình trạng vi phạm ATGT ở lứa tuổi học đường thế nhưng ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ của nhiều học sinh vẫn còn rất kém. Không đội mũ, kẹp ba và đi xe vượt quá phân khối cho phép là hình ảnh không khó để bắt gặp tại khu vực gần các cổng trường học.

Trong năm qua, các lực lượng của Công an thành phố Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 2.374 học sinh, sinh viên vi phạm trật tự, an toàn giao thông; tạm giữ 1.031 xe mô tô vi phạm. Các lỗi vi phạm gồm: không đội mũ bảo hiểm, không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông và không có giấy phép lái xe.

Lắp camera gần trường học ghi hình học sinh vi phạm giao thông

Thiếu tá Lê Văn Đông - Đội CSGT số 6, CATP Hà Nội cho biết: "Ở các cổng trường học thì các em chủ yếu vi phạm các lỗi như không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe khi chưa có giấy phép lái xe, chở ba. Thực trạng này diễn ra rất phổ biến. Phần là các em cũng chưa ý thức được các hành vi vi phạm của mình. Thứ hai là sự quan tâm của gia đình cũng chưa được sát sao".

Thực tế này đã đưa đến rất nhiều nguy cơ tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của các em học sinh. Chính vì vậy nội dung về đề xuất “lắp đặt camera gần khu vực trường học để ghi lại các vi phạm giao thông của học sinh, lấy đó làm căn cứ xử lý và bình xét thi đua đối với lớp học, giáo viên và học sinh” trong Chỉ thị 31 của Thủ tướng Chính Phủ về tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh đã nhận được nhiều ủng hộ.

Không chỉ phụ huynh và nhà trường ủng hộ, các chuyên gia cũng cho rằng đây là giải pháp nâng cao ý thức chấp hành giao thông rất tốt hiện nay. Đây cũng có thể được coi là một hình thức “phạt nguội” vẫn được thực thi lâu nay đối với người tham gia giao thông, và trong trường hợp này, chính các em học sinh cũng là những người tham gia giao thông.

Tình trạng vi phạm giao thông ở lứa tuổi học đường đang ngày càng có xu hướng diễn biến phức tạp. Những con số thống kê đã chứng minh rất đầy đủ về thực trạng đáng báo động này, cần có sự quan tâm hơn nữa đến công tác giáo dục đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh, và sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành cũng như gia đình chính là giải pháp ngăn chặn hiệu quả những vụ TNGT đáng tiếc xuất phát từ các em học sinh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa mở phiên tòa lưu động xét xử sơ thẩm 6 bị cáo có hành vi "thổi giá đất" đấu giá lên tới 30 tỷ đồng/m² tại xã Quang Tiến huyện Sóc Sơn.

Một băng nhóm có hành vi bắt giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản đã bị triệt phá vào ngày 6/3, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.

Đối tượng cầm đầu vụ "thổi giá đất" lên tới 30 tỷ đồng/1m2 tại xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn vừa bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xử phạt 36 tháng tù giam. 5 bị cáo khác cũng nhận mức án từ 30 tháng tù đến 16 tháng nhưng cho hưởng án treo.

Cựu Tổng Giám đốc VEAM (giai đoạn 2000-2011) Nguyễn Thanh Giang vừa bị tòa tuyên phạt thêm mức án 11 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Bằng cách ký khống chứng từ và thủ tục giải ngân, giả chữ ký của khách hàng, Nguyễn Phúc Nhân, cựu cán bộ ngân hàng đã chiếm đoạt số tiền hơn 8,6 tỷ đồng từ các khoản vay của khách hàng.

Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt xóa một sới bạc quy mô lớn, núp bóng quán karaoke, bắt quả tang 28 đối tượng đang đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa.