Lan tỏa giá trị văn hóa của nghề mộc truyền thống

Tháng 12 âm lịch hàng năm, các Hiệp hội ngành nghề Gỗ và Thủ công mỹ nghệ lại cùng nhau hướng về Tổ nghiệp, nhằm thể hiện lòng tôn kính, ghi nhớ công ơn các bậc tiền bối, những người đã khai sáng và truyền bá rộng rãi nghề gỗ và thủ công mỹ nghệ cho các thế hệ sau.

Làng mộc Chàng Sơn, thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội, là một làng nghề mộc lâu đời, có lịch sử hơn 1.000 năm. Nơi đây nổi tiếng với đồ nội thất cao cấp và các tác phẩm nghệ thuật thủ công, là niềm tự hào của nghề mộc miền Bắc. Bao thế hệ nghệ nhân, thợ thủ công ở Chàng Sơn luôn trân trọng, gìn giữ nghề truyền thống của cha ông, đồng thời xây dựng kinh tế gia đình và địa phương nhờ nghề này.

Dâng một nén hương thành tâm tạ ơn Tổ nghiệp sau một năm lao động tất bật như một lời ôn cố tri ân, những nghệ nhân, thợ giỏi nghề từ ba miền Bắc, Trung, Nam đã cùng tập trung tại làng nghề Chàng Sơn (huyện Thạch Thất, Hà Nội), thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn". Đây là một trong những điểm nhấn của chuỗi hoạt động hướng đến Lễ giỗ Tổ nghề mộc năm 2025, nhằm tôn vinh giá trị truyền thống, để bày tỏ sự tri ân sâu sắc đối với Tổ nghề và các thế hệ tiền nhân đã đặt nền móng cho sự phát triển ngành mộc Việt Nam.

Hành trình thăm và cảm tạ tổ nghề diễn ra tại các điểm đến đặc biệt, mang đậm dấu ấn về tinh hoa văn hóa và bề dày lịch sử nghề mộc ở ba miền đất nước, đó là làng mộc Kim Bồng (Hội An, Quảng Nam), làng nghề Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội), Miếu Mộc Tổ (TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương), làng nghề sơn mài Tăng Bình Hiệp (Bình Dương) và các làng nghề mỹ nghệ khác tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai. Qua đó kết nối cộng đồng, gắn kết các nghệ nhân, doanh nghiệp trong ngành, truyền cảm hứng và tạo động lực cho thế hệ trẻ trong ngành tiếp tục gìn giữ và lan tỏa giá trị văn hóa độc đáo của nghề mộc truyền thống.

Trong di sản văn hóa vô giá của Việt Nam, nhiều nghề truyền thống được gìn giữ, phát triển, trong đó có nghề mộc và thủ công mỹ nghệ. Nhờ có nghề mà nhiều làng quê trong cả nước sung túc, nhân dân không phải rời quê hương đi làm ăn xa, sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và quốc tế. Với những đôi bàn tay khéo léo và trí óc tưởng tượng phong phú, các nghệ nhân, thợ thủ công cùng chia sẻ niềm đam mê tạo nên nét đẹp từ những khúc gỗ, để nghề mộc cũng như nghệ thuật thủ công mỹ nghệ ngày càng phát triển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều di tích, ngôi đình nằm sâu trong những ngõ nhỏ, đã dần phôi pha, mờ nhạt nhưng chính nghệ thuật đã giúp những di tích này tìm lại hơi thở của mình, kể lại những câu chuyện huyền thoại một cách sinh động.

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị giữ nguyên đượctên gọi các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh/thành phố đã được công nhận.

Làng Ước Lễ thuộc xã Tân Ước, huyện Thanh Oai cổ kính và trù phú. Dù giàu có, nhưng nhiều công trình cổ, di sản giá trị ở nơi đây vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.

Khoảng 200 tài liệu, hình ảnh về quá trình quy hoạch cảng biển, hải đăng, hoạt động vận tải đường biển ở Đông Dương cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX sẽ được trưng bày tại Triển lãm trực tuyến Hải cảng xưa.

Lễ hội thả diều làng Bá Dương Nội được xếp hạng Di tích văn hóa phi vật thể quốc gia và công nhận nghề làm diều sáo truyền thống.