Khi viện phí không còn là gánh nặng
Miễn viện phí toàn dân là một chủ trương lớn đang được Bộ Y tế nghiên cứu và xây dựng lộ trình triển khai trong thời gian tới. Đây không chỉ là kỳ vọng của người dân, mà còn là bước tiến dài trong hành trình chăm sóc sức khỏe toàn dân bền vững, công bằng.
Trên phố Trần Đại Nghĩa (quận hai Bà Trưng) có một xóm trọ, người dân thường gọi là "xóm chạy thận" - nơi hàng trăm số phận gắn chặt cuộc đời với máy lọc máu. Dù đã có bảo hiểm y tế, nhưng chi phí điều trị các bệnh kèm theo như tim mạch, huyết áp vẫn là gánh nặng lớn với họ.
Khi nghe tin Nhà nước đang xây dựng lộ trình miễn viện phí toàn dân, nhiều người trong xóm đã rưng rưng xúc động. Bởi với họ, đó không chỉ là một chính sách, mà là một niềm hy vọng.
Bà Phạm Thị Thanh (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) chia sẻ: "Nếu được miễn viện phí thì gia đình quá an tâm mà chữa bệnh, như chúng tôi bây giờ được xã hội quan tâm như vậy là quá tốt".
Anh Nguyễn Duy Thái (huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội) bày tỏ: "Tôi nghĩ điều đó rất có lợi, vì bệnh nhân ốm đau như chúng tôi xác suất nằm viện rất cao. Bây giờ nếu được miễn viện phí và khi nằm viện không tốn một đồng nào thì tốt quá".
Theo Bộ Y tế, lộ trình miễn viện phí toàn dân sẽ được triển khai làm hai giai đoạn. Trong đó: giai đoạn 2026-2030 tập trung tăng cường y tế cơ sở, bảo đảm 90% dân số được chăm sóc y tế dự phòng, miễn viện phí cho nhóm người yếu thế.
Còn ở giai đoạn 2030-2035 sẽ triển khai miễn viện phí toàn dân đồng bộ với bảo hiểm y tế bắt buộc và cải cách cơ chế thanh toán y tế với mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sau trong chăm sóc sức khỏe. Nhưng để bền vững, cần tính toán kỹ nguồn lực và quản lý hiệu quả Quỹ Bảo hiểm y tế.
GS.TS. Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam cho biết: “Điều đó đòi hỏi cần phải có sự tuyên truyền, một chính sách rõ ràng. Theo tôi, để miễn viện phí toàn dân cần một lộ trình rất dài và tỉ mỉ nên chưa thể làm ngay được".
Ở nhiều nước phát triển đang thực hiện chính sách y tế công miễn phí, việc được tiếp cận khám chữa bệnh không hề dễ dàng. Người bệnh phải đăng ký, đặt lịch trước và thường phải chờ từ vài tuần đến vài tháng mới được khám chuyên khoa hoặc phẫu thuật.
Trái lại, tại Việt Nam, người bệnh đến viện là được khám ngay trong ngày. Dù còn nhiều bất cập như quá tải, thời gian khám ngắn, nhưng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế lại nhanh và rộng mở.
Bác sỹ Mai Xuân Phương, nguyên Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Giáo dục - Tổng Cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình - Bộ Y Tế cho biết: "Nền y tế Việt Nam những năm gần đây đã có nhiều cải thiện. Nếu như trước kia, nhiều người phải đi ra nước ngoài để khám bệnh thì hiện nay đã có nhiều bệnh nhân từ nhiều nước trên thế giới muốn sang Việt Nam khám bệnh".
Theo các chuyên gia y tế, để miễn viện phí toàn dân trở thành hiện thực thì hệ thống y tế cơ sở phải mạnh, đủ năng lực, đủ con người, đủ công nghệ. Cùng với đó là đầu tư cho y tế dự phòng, phòng bệnh hiệu quả sẽ giúp giảm số người phải điều trị, từ đó giảm áp lực cho cả hệ thống y tế và quỹ bảo hiểm.
Theo bác sỹ Mai Xuân Phương, nguyên Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Giáo dục - Tổng Cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình - Bộ Y tế cho rằng: "Ngoài ý thức tự bảo vệ sức khỏe của người dân cùng ý thức tự giác đóng bảo hiểm xã hội theo đúng mức thu nhập của họ thì điều quan trọng nhất là đạo đức, công vụ của người thầy thuốc, họ phải thực sự làm đúng theo cái tâm của mình".
Một chính sách nhân văn, một kỳ vọng lớn của hàng triệu người dân. Khi viện phí không còn là gánh nặng tài chính, mà trở thành quyền lợi phổ quát đó là lúc sức khỏe cộng đồng thực sự được bảo vệ bền vững.


Lần đầu tiên tại Bệnh viện Tim Hà Nội, một ca phẫu thuật thay đồng thời hai van tim bằng phương pháp nội soi đã được thực hiện thành công.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Huy Vịnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị hỗ trợ Bệnh viện Quân y 354 thực hiện Hồ sơ sức khỏe điện tử quân nhân và hồ sơ bệnh án điện tử.
Toàn bộ lô sản phẩm kem chống nắng Hanayuki Sunscreen Body dạng hộp 1 túyp 100g vừa bị Cục Quản lý Dược ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy do không đáp ứng quy định.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả, thuốc nhập lậu, dược phẩm giả.
Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa chẩn đoán và điều trị kịp thời, cứu sống một bệnh nhân bị viêm màng não nguy kịch do nhiễm nấm hiếm gặp.
Trị liệu tâm lý phải được làm đúng cách, đúng phương pháp, với những chuyên gia được đào tạo và cấp phép hành nghề. Nếu để sa chân vào bẫy của các lang băm trị liệu thì tiền mất, nhưng bệnh vẫn mang.
0