Hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường hướng tới thực chất

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng trở nên thiết yếu. Hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường đã trở thành nhu cầu từ cả hai phía và ngày càng đi vào thực chất, tạo cơ hội việc làm cho sinh viên.

Trường Đại học Thương mại đã xây dựng cổng thông tin việc làm dành cho sinh viên. Bên cạnh các công việc được gợi ý từ hệ thống, các tổ chức, doanh nghiệp đối tác của trường có thể chủ động đăng tin tuyển dụng trên cổng. Nhà trường cũng đã tạo sẵn tài khoản cho toàn bộ sinh viên đại học chính quy để các em có thể tạo CV, tìm kiếm các thông tin về hướng nghiệp, tuyển dụng và tìm kiếm việc làm phù hợp từ cổng thông tin việc làm này.

Ông Trần Quốc Thắng, TGĐ Công ty TNHH ICAR Việt Nam cho biết: “Trước đây chúng tôi thường phải sử dụng kênh tuyển dụng mất phí và cũng có rất nhiều đối tác cạnh tranh. Việc được đăng tải thông tin miễn phí lên cổng thông tin việc làm của một trường đại học sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ông Phạm Tuấn Anh, CEO Công ty Cổ phần JobOKO toàn cầu cho biết: “Chúng tôi hỗ trợ nhà trường đưa các giải pháp và tích hợp AI vào tạo ra hệ thống thông tin việc làm phong phú hơn, gợi ý việc làm cho sinh viên chính xác hơn. Cùng với đó là rất nhiều tiện ích khác giúp sinh viên dễ dàng tìm kiếm việc làm theo khoa, theo ngành".

Cùng với Cổng thông tin việc làm, Mạng lưới tổ chức, doanh nghiệp đối tác của Trường cũng được ra mắt gồm hơn 150 tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề, qua đó giúp doanh nghiệp, nhà trường và người học sẽ có được những hợp tác chuyên sâu, hiệu quả và bền vững hơn.

Ông Trần Vũ Linh, Phó Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Cơ điện Phương Linh cho biết: “Doanh nghiệp rất mong muốn được đồng hành cùng nhà trường tham gia vào quá trình đào tạo, đồng hành cùng sinh viên, tạo thêm cơ hội việc làm cho các em sau tốt nghiệp".

Theo Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, từ sau dịch Covid-19 đến nay, số lượng người lao động thất nghiệp của Hà Nội liên tục giảm. Tuy nhiên, Hà Nội đang xây dựng một nền kinh tế tri thức, là nơi tập trung đông lao động trình độ cao, có bằng đại học bởi vậy theo thống kê, nhóm lao động có trình độ đại học hiện là nhóm thất nghiệp cao nhất. Gắn kết doanh nghiệp - nhà trường để tạo cơ hội việc làm cho sinh viên là rất cần thiết, rút ngắn khoảng cách cung và cầu lao động.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình tổ chức hội thảo với chủ đề “Kỷ nguyên số: Khám phá lớp học iPad và trường học thông minh” tại Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Giáo viên tiếng Anh hiện nay dễ dàng sáng tạo trong thiết kế bài giảng, lựa chọn các ứng dụng phần mềm công nghệ để hỗ trợ, tạo nên những tiết học hấp dẫn và hiệu quả.

Các địa phương chậm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm bao gồm: Quảng Ninh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh, Vĩnh Phúc và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT của Đài Hà Nội sẽ bắt đầu lên sóng từ ngày 4/4 trên kênh H2 và ứng dụng Hanoi ON.

Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của 8 trường khối công an năm nay là hơn 2.300, trong đó Học viện An ninh nhân dân tuyển nhiều nhất với 540 chỉ tiêu, Bộ Công an thông tin.

Nhiều trường đại học tại Hà Nội đã công bố đề án tuyển sinh dự kiến năm 2025, trong đó, đáng chú ý là mức học phí tăng so với năm trước.