Giải bài toán chống thanh tra chồng chéo, kéo dài

Chồng chéo giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra, thời hạn thanh tra kéo dài gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp là những vấn đề nổi bật được nhiều đại biểu Quốc hội nêu ra khi thảo luận về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) sáng 22/5.

Trong khi Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị yêu cầu chỉ thanh tra, kiểm tra mỗi năm một lần, trừ trường hợp đặc biệt, thực tế cho thấy vẫn còn khoảng trống trong điều phối và phối hợp giữa các lực lượng chức năng.

Các đại biểu đề nghị cần bổ sung khái niệm, quy định rõ trách nhiệm, thời gian và hành vi bị cấm, đồng thời hiện đại hóa công tác thanh tra nhằm giảm gánh nặng cho doanh nghiệp, thúc đẩy môi trường đầu tư minh bạch, hiệu quả. Đại biểu Trần Thị Nhị Hà - Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho rằng cần làm rõ vai trò điều phối giữa các lực lượng thanh tra và kiểm tra.

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà - Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho biết: "Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đã yêu cầu chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo kéo dài, không cần thiết, đảm bảo nguyên tắc chỉ thực hiện thanh tra, kiểm tra mỗi năm một lần đối với doanh nghiệp, trừ trường hợp có vi phạm rõ ràng. Tuy nhiên, nếu không có cơ chế điều phối cụ thể giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra, sẽ rất khó để thực hiện hiệu quả chỉ đạo này. Tôi kiến nghị: Bổ sung khái niệm 'kiểm tra' tại Điều 2 để làm rõ tính chất, chủ thể, hệ quả pháp lý và trách nhiệm tổ chức thực hiện, bổ sung tại Điều 61 nguyên tắc phối hợp nhằm tránh chồng chéo giữa thanh tra và kiểm tra, đồng thời giao Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh đóng vai trò đầu mối điều phối kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý".

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Tạo nhấn mạnh cần quy định rõ các hành vi sách nhiễu doanh nghiệp trong quá trình thanh tra. Đại biểu Nguyễn Tạo - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng cho biết: "Tại khoản 2, đề nghị Dự thảo cần quy định rõ ràng về hành vi sách nhiễu, gây khó khăn trong quá trình phục vụ thanh tra. Ví dụ như việc yêu cầu cung cấp tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra, hoặc kéo dài thời hạn thanh tra mà không có lý do chính đáng. Ngoài ra, hành vi cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra cũng cần được quy định cụ thể. Đồng thời, cần có quy định về việc tiếp nhận và xử lý tố cáo từ đối tượng thanh tra về hành vi hối lộ, sách nhiễu, thông qua hệ thống số hóa, đảm bảo bảo mật thông tin cho người tố cáo".

Về thời hạn thanh tra, nhiều đại biểu đề nghị không nên kéo dài quá mức như quy định trong Dự thảo.

Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết: "Tôi đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, xem xét việc không thay đổi đơn vị thời gian từ 'ngày' sang 'ngày làm việc' như Dự thảo Luật đang đề xuất. Việc kéo dài thời hạn thanh tra lên tới 120 ngày làm việc, tương đương khoảng 6 tháng, là khá dài và chưa phù hợp với chủ trương của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là mục tiêu cắt giảm tối thiểu 30% thời gian xử lý thủ tục đã được xác định cho năm 2025. Thời gian thực hiện kéo dài có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của đối tượng thanh tra, làm giảm tính hiệu quả và kịp thời trong quản lý Nhà nước".

Các ý kiến tại hội trường thống nhất cho rằng: cần nâng cao tính minh bạch, hiệu quả, hiện đại trong hoạt động thanh tra. Việc hoàn thiện các quy định về phối hợp, thời hạn, thủ tục và vai trò điều phối là điều kiện tiên quyết để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp, đồng thời cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng lành mạnh, công khai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan bắt giữ đối tượng có hành vi “Giết người” rồi bỏ trốn.

Nhiều tuyến đường ở thị xã Sơn Tây chưa hoàn thành cải tạo, nâng cấp do vướng mắc trong giải phòng mặt bằng, gây ra không ít hệ lụy cho người dân quanh khu vực.

Vòng đàm phán lần thứ hai về Hiệp định song phương về Thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã kết thúc vào hôm nay (22/5), sau bốn ngày làm việc tại Washington D.C.

Nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại về hiệu quả của hoạt động thanh tra theo kế hoạch, tại phiên thảo luận sáng 22/5 về Dự thảo Luật Thanh tra sửa đổi.

Nhiều bác sĩ thừa nhận đã chi trả số tiền từ 200 đến 300 triệu đồng để có được chứng chỉ hành nghề y tế.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Nhận hối lộ", khởi tố 4 bị can: ông Nguyễn Xuân Chinh (SN 1976), Bí thư Đảng ủy phường Hoàng Liệt – quận Hoàng Mai; ông Nguyễn Mạnh Hà (SN 1978), cán bộ hợp đồng UBND phường; bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết (SN 1987), cán bộ Văn phòng UBND phường và bà Đinh Thị Vân Anh (SN 1988), kế toán UBND phường Hoàng Liệt.