Đất nền ngoại thành giảm giá, ít giao dịch dịp cận Tết
Trong cuộc đấu giá tháng 11/2024, giá trúng cao nhất ở dự án đất đấu giá tại thôn Yên Quán, xã Tân Phú (nay là xã Hưng Đạo) huyện Quốc Oai đã bị đẩy lên mức gần 95 triệu đồng/m2, thấp nhất cũng gần 71 triệu đồng/m2.
Gần 2 tháng sau, tại cuộc đấu cuối tháng 12, giá trúng cao nhất tại cùng dự án này chỉ còn 76,7 triệu đồng/m2 và thấp nhất là 40,7 triệu đồng/m2, giảm đến 18 triệu đồng/m2, tức khoảng 20%.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, người tham gia đấu giá, cho biết: “Phiên trước người ta đã vào nhiều tiền rồi thì phiên sau sợ giá lên cao quá thì họ mới chững lại xem thế nào. Giai đoạn giáp Tết, các nhà đầu tư đang nghe ngóng tình hình kinh tế phát triển như nào cho nên thị trường bất động sản chậm lại".
Tình hình này cũng được ghi nhận tại các khu vực đất đấu giá đã từng gây sốt trước đây như tại thôn Tiền Lệ (xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức), khu Dộc Tranh (xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ). Tại cuộc đấu giá giữa tháng 9 năm 2024, giá trúng cao nhất tại đây lên tới 75 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, trong cuộc đấu sau đó 2 tháng, giá trúng cao nhất chỉ 37,6 triệu đồng/m2. Giá giảm sâu nhưng giao dịch hầu như không có.
Khu vực xung quanh Khu công nghệ cao Hòa Lạc, nơi chỉ cách đây 2 tháng giao dịch rất sôi động thì nay khá trầm lắng dù giá đã giảm. Thông tin từ Văn phòng đăng ký đất đai một số huyện ngoại thành cho thấy lượng hồ sơ chuyển nhượng hiện chỉ chiếm 30% trong tổng số các hồ sơ đăng ký biến động về đất đai.
Một người môi giới bất đông sản xã Tân Xã, huyện Thạch Thất, cho biết: “Rõ ràng giá có giảm, giá nhà đất hiện tại đang hơi chững và đi ngang. Cách đây 1 - 2 tháng khách rất nhiều, ngày đưa phải vài đoàn khách, nhưng nay tuần chỉ lác đác vài lượt khách mà thôi. Do tâm lý gần Tết Nguyên đán, mọi người muốn giữ tiền nhiều hơn, hoặc cũng có thể do ảnh hưởng của các chính sách nào đó, qua đó làm cho thị trường trầm hơn".
Theo các chuyên gia, đất nền vẫn là phân khúc hấp dẫn, nhưng giá đất đang bị đẩy lên quá cao sẽ không phù hợp với sức mua thực tế của thị trường. Điều này dẫn đến tình trạng "cầm đất chờ thời" kéo dài, thị trường chững lại tiềm ẩn nguy cơ vỡ bong bóng và đóng băng.
Năm 2024, cả nước có hơn 47.000 giao dịch bất động sản thành công, trong đó phân khúc đất nền chỉ ghi nhận gần 9.000 giao dịch, chủ yếu phát sinh trên thị trường thứ cấp. Tình trạng cắt lỗ vẫn tiếp diễn, nhất là với các mảnh đất diện tích lớn, pháp lý chưa rõ ràng.


Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự kiến sẽ chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội vào ngày 6/3 tới.
Trong khi giá nhà ở thương mại tăng cao thì nhà ở xã hội là cứu cánh giúp giấc mơ an cư của người thu nhập thấp trở thành hiện thực.
Nhiều ngân hàng đã triển khai các gói cho vay mua nhà với lãi suất ưu đãi, tuy nhiên nguồn tiền giải ngân vẫn rất thấp do người mua nhà vẫn e ngại sau ưu đãi là lãi suất thả nổi.
Tính đến hết quý IV/2024, lượng căn hộ hoặc đất nền tồn kho vẫn còn khá lớn với khoảng hơn 17.000 căn/nền, theo báo cáo của Bộ Xây dựng.
Tính đến đầu tháng 3, mới có 37/63 tỉnh, thành phố tham gia gói vay ưu đãi tín dụng 145.000 tỷ đồng, theo số liệu mới nhất từ Bộ Xây dựng.
Để tối ưu quỹ đất đang ngày một hạn chế, cần có chính sách chuẩn hóa thiết kế mặt bằng cho nhà ở xã hội (NƠXH).
0