Đào tạo nhân lực hướng tới thị trường lao động quốc tế
Hội thảo lấy ý kiến các bên liên quan về chuẩn đầu ra và các chương trình đại học định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế do trường Đại học Thương mại tổ chức đã thu hút gần 100 trường đại học, doanh nghiệp và chuyên gia.
Những đòi hỏi về kỹ năng mới và kinh nghiệm là yêu cầu mà các doanh nghiệp đặt ra khi tuyển dụng. Khi doanh nghiệp và nhà trường cùng chung tay xây dựng chương trình đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.
Bà Lâm Thị Minh Thu - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn StrongLife cho biết: “Nếu như chúng tôi được góp ý vào các chương trình đào tạo thì các bạn sinh viên sẽ được trang bị những kỹ năng như làm việc nhóm, kỹ năng mềm nhằm giúp các bạn từ khi ngồi trên ghế nhà trường đã tự tin và lúc ra trường có thể tham gia vào các công việc chất lượng hơn, hội nhập được quốc tế”.
Từ năm 2023, trường Đại học Thương mại đã phát triển chương trình đào tạo định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế IPOP và đưa vào tuyển sinh năm 2024. Sự thay đổi về cung - cầu lao động đòi hỏi các trường đại học phải đổi mới chương trình đào tạo, bổ sung những kỹ năng mới cho sinh viên, đặc biệt là kỹ năng số để đáp ứng như cầu của các đơn vị sử dụng lao động.
Bàn về chương trình đào tạo định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế IPOP, ông Nguyễn Đức Hiếu - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và tư vấn Hà Nội cho hay: “Đây là chương trình mà chúng tôi nghĩ rằng đáp ứng được nguồn nhân lực cho thị trường lao động hiện nay. Với các tiêu chí là sinh viên được học tập 1/3 thời lượng bằng tiếng Anh thì đây là yêu cầu rất tốt để nhân sự đáp ứng được hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay. Bên cạnh đó sinh viên được học tập và song hành cùng các doanh nghiệp, đây cũng là một điểm mạnh”.
Mặc dù nguồn nhân lực của thị trường đang thiếu hụt, tuy nhiên, không vì thế mà nhà tuyển dụng lựa chọn những sinh viên không đáp ứng được nhu cầu. Đó là khẳng định của nhiều doanh nghiệp.
Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.
Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.
Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.
Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng đã và đang được Trường Tiểu học Phú Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chú trọng, với mục tiêu tạo dựng môi trường học tập và làm việc thoải mái, sáng tạo để “Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”.
Ở lứa tuổi trung học phổ thông, nhiều em học sinh đã có những rung động, tình yêu đầu đời. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng dễ bị tổn thương nếu không được trang bị đầy đủ các kiến thức về lối sống, tâm lý, giới tính. Giáo dục giới tính cho học sinh hiện được nhiều trường học, các thầy cô giáo chú trọng để nâng cao kỹ năng sống cho các em.
Hôm nay (20/11) là kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và cũng là dịp để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
0