Chip bán dẫn tích hợp "Make in Việt Nam, Made by FPT"
Tại Ngày hội Công nghệ thường niên của tập đoàn FPT - FPT Techday năm 2023, những con "chip make in Việt Nam, made by FPT" đã được giới thiệu trang trọng giữa các gian hàng của các đối tác nước ngoài. Dù mới chỉ tham gia ở khâu nghiên cứu và phát triển, thiết kế chip, nhưng đây cũng là những bước đi đầu tiên đầy tự hào của các kỹ sư công nghệ FPT.
Lộ trình này đã được chuẩn bị trong hơn 10 năm qua, và thời điểm gián đoạn chuỗi cùng ứng chip bán dẫn toàn cầu là lúc thích hợp để các con chip make by FPT đi ra thị trường.
Hơn 70 triệu con chip được các khách hàng đón nhận, đó là những thành công bước đầu cho ước mơ phát triển công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam. Theo dự báo, ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam có giá trị vượt trên 6,16 tỷ USD trong năm tới. Đây chính là động lực để FPT nói riêng và các đơn vị tiên phong khác xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn nội địa, tiến tới hoàn thiện chuỗi cung ứng cho các ngành sản xuất công nghệ cao của đất nước. Những bước hoạch định cho tương lai đó đang được triển khai.
Mục tiêu của riêng FPT, đó là đến năm 2030 sẽ hoàn thiện chuỗi sản xuất chip bán dẫn tại Việt Nam, và phấn đấu nắm giữ 30% thị phần trong nước. Ngành sản xuất chip vi mạch bán dẫn tích hợp sẽ tạo nên trụ cột để phát triển bền vững các ngành công nghệ cao của đất nước trong hội nhập toàn cầu.


Chiều nay, 24/2, tại Hà Nội, Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) công bố lần đầu tiên Việt Nam đăng cai hội nghị quốc tế về trí tuệ nhân tạo và bán dẫn với chủ đề "Đổi mới tương lai: Kết nối AI và bán dẫn toàn cầu".
Ứng dụng AI vào tổng đài ngân hàng đã góp phần giảm thiểu thời gian, chi phí cho khách hàng.
Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam cho biết cuộc thi ROBOTACON® FIRST® LEGO® LEAGUE 2025 đã chính thức khép lại, chọn ra 2 đội vô địch thay mặt Việt Nam tham dự vòng chung kết thế giới tổ chức tại Mỹ.
Tỷ phú Mỹ Elon Musk thông báo, Chatbot trí tuệ nhân tạo Grok 3 do công ty xAI của ông phát triển sẽ chính thức ra mắt vào lúc 10 giờ sáng 18/2 (theo giờ Việt Nam).
Các nhà lập pháp tại Hạ viện Mỹ vừa đề xuất dự luật cấm ứng dụng chatbot AI DeepSeek trên tất cả thiết bị thuộc sở hữu của Chính phủ.
Ngày 6/2, hai đại diện quốc hội Mỹ đã đệ trình dự luật cấm sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek của Trung Quốc trên các thiết bị của chính phủ do lo ngại về an ninh dữ liệu người dùng.
0