Bệnh nhân hô hấp chuyển nặng vì nồm ẩm
Tại Trung tâm Hô hấp (Bệnh viện Bạch Mai) những ngày gần đây, số bệnh nhân nhập viện tăng 30% so với ngày thường, trong đó hơn 50% phải hỗ trợ thở oxy hoặc thở máy.
Nhiều trường hợp ban đầu chỉ nghĩ mình bị cảm cúm thông thường, nhưng sau đó phải nhập viện cấp cứu do bệnh trở nặng. Một bệnh nhân từ Thái Bình cho biết, bà không hề biết mình mắc hen phế quản cho đến khi được nội soi phế quản và kết luận bệnh.
Một trường hợp khác tại Hưng Yên, người đàn ông có tiền sử phổi tắc nghẽn mạn tính, nhưng do ảnh hưởng của thời tiết, các cơn khó thở cấp xuất hiện nhiều hơn, buộc ông phải nhập viện và hỗ trợ thở máy.
Theo bác sĩ Bùi Như Khoát (Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai), thời tiết nồm ẩm là môi trường lý tưởng cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển, làm gia tăng bệnh lý hô hấp. Đặc biệt, dù nhiều bệnh nhân hen suyễn và phổi tắc nghẽn đã kiểm soát tốt bệnh, nhưng vào thời điểm này, tình trạng bệnh dễ trở nặng khiến họ phải nhập viện điều trị.
Để dự phòng bệnh hô hấp, PGS.TS Phan Thu Phương (Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai) khuyến cáo người có bệnh nền hô hấp cần luyện tập thể thao thường xuyên, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tuân thủ phác đồ điều trị, tiêm đầy đủ các loại vắc xin theo khuyến cáo để tăng cường miễn dịch.
Các bác sĩ cũng nhấn mạnh rằng, bệnh nhân có bệnh nền về hô hấp cần hạn chế đến nơi đông người, đeo khẩu trang thường xuyên. Nếu xuất hiện các cơn khó thở cấp tăng dần, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm.


Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.
Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.
Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.
Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.
Nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận các bệnh nhân mắc sởi là người lớn, trong đó nhiều người biến chứng nặng.
Người cao tuổi sau tai nạn trong sinh hoạt hoặc tai nạn giao thông làm vỡ khớp háng và khớp gối. Nếu không điều trị sẽ khiến cho người bệnh bị tàn phế suốt đời.
0