Vì sao Trump muốn giải cứu TikTok?
Ngay ở thời nhiệm kỳ cầm quyền đầu tiên, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không ít lần thể hiện tiền hậu bất nhất trong cả phát ngôn lẫn hành động. Hiện tại, khi chưa chính thức trở lại cầm quyền ở nước Mỹ, ông Trump lại yêu cầu Toà án tối cao Mỹ hoãn đưa ra phán quyết trong ngày 19/1 năm 2025, tức là chỉ một ngày trước khi ông Trump chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ, về việc cấm ứng dụng và đồng thời cũng còn là một mạng xã hội TikTok ở Mỹ.
Cách đây hơn bốn năm, đích thân ông Trump phát động cuộc tấn công nhằm vào TikTok. Và hiện tại, không phải ai khác chính ông Trump lại muốn giải cứu TikTok.
Trước đó, ông Trump cáo buộc TikTok thu thập và cung cấp dữ liệu về người sử dụng TikTok ở Mỹ để cung cấp cho chính quyền Trung Quốc, qua đó gây phương hại tới lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ và lợi ích của người dân ở Mỹ. TikTok thuộc sở hữu của tập đoàn ByeDance của Trung Quốc. Ông Trump buộc tập đoàn này phải chuyển quyền sở hữu TikTok sang cho một công ty của Mỹ, nếu không sẽ bị cấm trên thị trường Mỹ. Đạo luật về việc này đã được lưỡng viện lập pháp Mỹ thông qua và người kế nhiệm và sắp trở thành người tiền nhiệm của ông Trump là Tồng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden ký ban hành. Tập đoàn ByeDance khiếu nại lên Toà án tối cao Mỹ, lập luận đạo luật này vi phạm quyền tự do ngôn luận và báo chí ở Mỹ.
Tại sao ông Trump lại "sớm nắng chiều mưa" như vậy trong chuyện này? Ông Trump vốn nổi tiếng vì hay thay đổi quan điểm và thích quyết định ngẫu hứng. Trước đó, ông Trump "choảng TikTok" vì trên danh nghĩa là công kích TikTok nhưng trong thực chất lại là "đá đểu" Trung Quốc. Hiện tại, làm ra vẻ giải cứu TikTok đưa lại cho ông Trump nhiều cái lợi hơn hẳn dùng tấn công TikTok để công kích Trung Quốc. Đối với ông Trump, tung đòn nhằm vào Trung Quốc là việc không gấp gáp khi có hẳn 4 năm để làm.
Ông Trump đã phát hiện ra TikTok có lợi cho mình như thế nào? Với khoảng 14,7 triệu người theo dõi, ông Trump đã sử dụng TikTok rất hiệu quả trong cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ vừa rồi và người này có ý định tiếp tục tận dụng TikTok trong 4 năm cầm quyền sắp tới. Tạo dựng hình ảnh là người giải quyết vụ việc TikTok theo hướng vừa đảm bảo an ninh quốc gia, vừa để rất đông đảo dân Mỹ tiếp tục được sử dụng TikTok, ông Trump nhằm thể hiện sự khác biệt với ông Biden và muốn được công nhận là bảo vệ quyền tự do ngôn luận và báo chí cho dân Mỹ. Ngoài ra, ông Trump muốn gây dựng con "át chủ bài" mới cho quan hệ với Trung Quốc khi vừa có thể làm biểu hiện tranh thủ Trung Quốc vừa có thể gây sức ép với Trung Quốc.


Số người thiệt mạng trong trận động đất tại Myanmar là 3.301 người, trong khi 4.792 người bị thương và 221 người vẫn mất tích.
Tổng thống Donald Trump quyết định gia hạn thêm 75 ngày để công ty công nghệ Trung Quốc ByteDance bán các tài sản TikTok tại Mỹ cho một nhà đầu tư không phải Trung Quốc, nếu không sẽ đối mặt với lệnh cấm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 4/4 báo cáo nguồn cung cấp điện và nước tại Myanmar vẫn bị gián đoạn, làm giảm khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế và tăng nguy cơ bùng phát bệnh tật.
Thủ tướng Canada Mark Carney cho biết, nước này đã nhận được “kết quả tốt nhất trong một loạt các thỏa thuận khó khăn” từ động thái áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong một tuyên bố vào ngày 4/4.
Các Bộ trưởng Ngoại giao NATO đã kết thúc hai ngày họp tại Brussels vào ngày 4/4, tập trung vào công tác chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh NATO sắp tới tại The Hague.
Bộ tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp thuế 34% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Mỹ, bắt đầu từ ngày 10/4.
0