Vì sao ‘đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi’?

"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" là câu thành ngữ quen thuộc được đúc kết từ thói quen sinh hoạt ngàn đời của cha ông ta. Thói quen này qua nhiều thế hệ đã trở thành phong tục đẹp, một nét đẹp văn hóa độc đáo của nhiều gia đình Việt. Gần gũi, thân thuộc là vậy nhưng không phải ai cũng hiểu về ý nghĩa của câu nói này.

Đầu năm mua muối

Tập tục đầu năm mua muối của người Việt Nam đã được truyền qua nhiều thế hệ. Vào ngày đầu tiên của năm mới, người ta thường mua muối mang về nhà, đây gọi là "muối lộc" để đón nhận may mắn và cầu mong một năm mới đủ đầy, ấm no.

Dân gian quan niệm, muối là một thứ mặn, có tác dụng trừ tà khí, chống xú uế, xua đuổi tà ma, và đem lại nhiều may mắn trong gia đình.

Bên cạnh đó, muối còn có ý nghĩa trong tình cảm, mang đến sự mặn mà, gắn kết cho các thành viên trong gia đình, sự hòa thuận giữa vợ chồng, con cái.

Mua muối vào đầu năm mới được coi là mua để lấy lộc.

Hiện nay, tại nhiều địa phương trên nước ta nhất là tại đồng bằng Bắc Bộ người dân vẫn duy trì tập tục mua muối ngay sau thời khắc giao thừa hoặc sáng Mùng 1 . Dân gian quan niệm rằng mua muối đầu năm sẽ đem đến may mắn cho gia đình, khiến tình cảm, không khí trong gia đình sẽ trở nên êm ấm, hòa thuận.

Cuối năm mua vôi

Trong quan niệm dân gian Việt Nam, vôi là thứ có tác dụng tẩy uế, thanh trừ tà, ngăn ma quỷ. Trong truyện “Sự tích cây nêu”, khi loài người cùng nhau chống quỷ dữ sau thời gian bị chúng hành hạ, quấy nhiễu, đức Phật mách cho họ cách thắng địch: Ném tỏi, rắc vôi bột về phía lũ quỷ.

Vào cuối năm, khi ông Công ông Táo về chầu trời, lũ quỷ có thể thừa cơ quay lại gây rối. Để tự bảo vệ mình, nhiều gia đình mua vôi bột về rắc 4 góc vườn rồi rắc ra phía cổng, với ý đuổi quỷ ra khỏi lãnh thổ của mình, cũng là xua đuổi những rủi ro, đen đủi của năm cũ.

Cuối năm mua vôi là để xóa đi những điểu không may trong năm cũ.

Không chỉ vậy, từ xa xưa, ông cha ta thường mua vôi vào cuối năm để xây nhà, trang hoàng cho nhà cửa sạch sẽ để đón chào một năm mới tràn đầy hy vọng. Vôi trát nhà còn là để xóa bỏ những vết tích của năm cũ, sửa chữa những sai lầm, khôi phục lại những thất bát đã qua.

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội sáng 11/5 đã trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.

Tại Việt Nam, ngành hoa cây cảnh ngày càng khẳng định vai trò trong nông nghiệp hiện đại với diện tích trồng khoảng 45.000 ha, giá trị sản xuất trên 45.000 tỷ đồng/năm và kim ngạch xuất khẩu vượt 100 triệu USD.

Nằm trong khuôn khổ của triển lãm “Sắc Lụa”, Workshop “Nhuộm khăn tơ tằm” của họa sĩ Hội Trần đã mang đến một trải nghiệm nghệ thuật độc đáo và đầy thú vị cho những người tham gia.

Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.

Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” sẽ diễn ra từ ngày 16-30/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).