Ứng phó với nguy cơ "dịch chồng dịch"

Năm 2022 là năm mà thế giới phải căng mình ứng phó với nguy cơ 'dịch chồng dịch'. Những diễn biến dịch bệnh của năm 2022 cho thấy Covid-19 không phải là đại dịch cuối cùng mà nhân loại phải đối mặt, do đó, không nên đánh giá thấp tình hình dịch bệnh trên thế giới hiện nay.

Thế giới vẫn đang cùng lúc ứng phó với hai dịch bệnh được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi là "mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng khi bùng phát trên toàn cầu", đó là đại dịch Covid-19 và bệnh đậu mùa khỉ. Ngày 23/7, WHO đã ban bố “tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu” - mức cảnh báo cao nhất của tổ chức này - đối với bệnh đậu mùa khỉ. Kể từ khi dịch bệnh này bùng phát vào tháng 5 và nhanh chóng lây lan trên thế giới, đến nay hơn 81.000 ca mắc đã được ghi nhận tại trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có hơn 200 ca tử vong. Hiện số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đang có chiều hướng giảm, nhưng vẫn ở mức trên 100 ca/ngày.

Trong khi đó, đầu tháng này, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh sau gần 3 năm bùng phát, đại dịch Covid-19 vẫn gây ra tình trạng khẩn cấp toàn cầu, trong bối cảnh nhiều quốc gia đang chứng kiến số ca mắc mới tăng mạnh.

Cùng với 2 loại dịch bệnh thuộc cấp độ cảnh báo cao nhất của WHO, Mỹ và nhiều nước ở Châu Âu còn phải chống đỡ cùng lúc dịch cúm mùa và dịch bệnh do virus hợp bào hô hấp (RSV) - một loại virus đường hô hấp phổ biến gây viêm phế quản hoặc viêm phổi và có thể dẫn tới tử vong. Nhiều quốc gia Châu Phi đang chứng kiến dịch tả bùng phát mạnh, còn dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Mỹ Latinh. Đáng chú ý, tại Đông Nam Á, số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng mạnh ở hầu hết các quốc gia với tổng số ca mắc lên tới gần nửa triệu ca, trong đó có hàng trăm trường hợp tử vong.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và khẩn trương điều trị cách ly một nam thanh niên ở Bắc Ninh mắc viêm não mô cầu diễn biến nguy kịch.

Thành phố Hà Nội đã ghi nhận gần 1.400 trường hợp mắc sởi trong ba tháng đầu năm, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm.

Cục An toàn Thực phát hiện trong 5 mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Man Plus Gold có chứa Sildenafil, Tadalafil với hàm lượng khác nhau.

Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.

Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.

Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.