Trung tâm hành chính công Hà Nội-Bước đột phá cả về tư duy và cách làm
Trong hành trình xây dựng chính quyền kiến tạo, hành động, phục vụ, thành phố Hà Nội đã có một bước tiến mang tính đột phá với sự ra đời của Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội một cấp, trực thuộc UBND cấp tỉnh, trở thành địa phương đi đầu trong thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thí điểm mô hình này.
Chỉ sau bốn tháng xây dựng, hoàn thiện đề án, trình các cơ quan có thẩm quyền và được HĐND thành phố thông qua (tại Nghị quyết số 35/2024/NQ-HĐND ngày 4/10/2024); ngày 15/10/2024, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Quyết định số 5390/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án "Thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố".

Ngày 1/3/2025, Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội đã thực hiện tiếp nhận thủ tục hành chính cả ba cấp tại chi nhánh khu vực Cầu Giấy. Ngày 5/3 cũng đã triển khai tại chi nhánh khu vực Tây Hồ, và đến ngày 1/4/2025 đã triển khai đồng loạt 12 chi nhánh trên địa bàn thành phố.
Trong tháng 3, chi nhánh số 01 đã thực hiện tiếp nhận trên 7.500 hồ sơ thủ tục hành chính, phát hành gần 1.200 biên lai điện tử; 100% hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết đều được cán bộ tiếp nhận ký số, lãnh đạo chi nhánh phê duyệt đóng dấu trên hệ thống. Còn tại chi nhánh số 2 (Cầu Giấy), tổng số lượt tổ chức, cán nhân đến chi nhánh giải quyết thủ tục hành chính trên 12.600 lượt và tổng số hồ sơ tiếp nhận trên 7.200 hồ sơ. Đến nay, Trung tâm Phục vụ Hành chính công đã thiết lập được 12 chi nhánh với 30 điểm tiếp nhận dịch vụ công trên địa bàn thành phố.
Tại cuộc làm việc, ông Cù Ngọc Trang, Giám đốc Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố cho biết, theo phương án dự kiến theo chỉ đạo của Trung ương về việc giảm 50% đơn vị hành chính cấp xã, trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ còn 260 xã, phường. Theo đó, trung tâm điều hành cấp thành phố sẽ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước; chuyển đổi số; quản lý vận hành, xử lý nghiệp vụ tập trung. 12 chi nhánh khu vực với 30 điểm tiếp nhận dịch vụ công chính sẽ phụ trách trực tiếp địa bàn, xử lý hồ sơ chuyên sâu; tiếp nhận hồ sơ, hỗ trợ người dân, trả kết quả. Ngoài ra, sẽ có các trạm hỗ trợ công dân số tại các phường, xã, trạm hỗ trợ lưu động/online, hỗ trợ số lưu động, kiot số, trợ lý ảo. Trung tâm cũng đang nghiên cứu sửa đổi tên các chi nhánh trong đề án thí điểm thành các chi nhánh số (Chi nhánh số 01, 02…), không sử dụng tên quận/huyện để đặt tên cho chi nhánh khu vực, để phù hợp với chủ trương chung về phi địa giới hành chính.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu đơn vị liên quan của thành phố nghiên cứu kỹ, đến tháng 6/2025 phải định vị được vai trò, vị trí của Trung tâm Phục vụ Hành chính công trong bộ máy hành chính mới. Trong đó, Trung tâm Phục vụ Hành chính công có vai trò đặc biệt quan trọng trong bộ máy hành chính, nó là công cụ góp phần xoá đi địa giới hành chính, xoá đi ranh giới giữa các ngành, các cấp với nhân dân; giúp cán bộ, công chức gần dân hơn. Đồng thời trung tâm cũng là kênh giám sát các quy trình thủ tục hành chính nội bộ của các sở, ngành.
Theo Chủ tịch UBND thành phố, thời gian tới, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính thành phố sẽ "phụ thuộc vào trung tâm", yêu cầu trung tâm phải nhanh chóng thiết kế lại các quy trình thủ tục hành chính của thành phố với mục tiêu giảm quy trình thủ tục, hồ sơ giấy tờ hành chính của người dân, doanh nghiệp. Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh, Trung tâm Phục vụ Hành chính công ra đời không phải là nơi thu hút thật đông người vào nộp hồ sơ; cũng không phải là đơn vị làm thay việc của các sở, ngành khác.
Chủ tịch UBND thành phố khẳng định, với định hướng phát triển Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội trở thành trung tâm dịch vụ công số thông minh, trung tâm cần nghiên cứu một số mô hình mới phù hợp với bối cảnh Hà Nội và xu hướng quản trị hiện đại. Từ đó, sứ mệnh của trung tâm không chỉ là rút ngắn thời gian xử lý thủ tục mà còn là tái cấu trúc lại chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn, chuyên nghiệp hơn, trong đó, lấy công nghệ làm nền tảng và lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo. Trung tâm không chỉ là nơi tiếp nhận và trả kết quả, mà là bộ mặt của chính quyền, là điểm đến đầu tiên khi người dân cần sự hướng dẫn, hỗ trợ.
Hà Nội hiện có khoảng 4 triệu hồ sơ thủ tục hành chính phát sinh mỗi năm với khoảng trên 1.700 thủ tục. Trong đó, thủ tục hành chính cấp xã là 175 thủ tục, cấp huyện là trên 350 và cấp thành phố là hơn 1.200.
Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố được thiết kế là đầu mối tiếp nhận tất cả các thủ tục hành chính kể trên để tiết giảm bộ phận một cửa tại các sở ngành và các cấp chính quyền.


Hà Nội sẽ tiếp tục dành nguồn ngân sách thành phố để hỗ trợ 70% học phí nâng cao năng lực quản lý cho lãnh đạo các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong năm 2025.
Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy đã tổ chức Hội nghị phối hợp triển khai công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm trên địa bàn quận Tây Hồ, quận Long Biên, huyện Đông Anh vào sáng nay, 17/4.
Liên quan đến thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng, nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc thời hạn ưu đãi chính sách thuế trong khu thương mại tự do tại đây.
Ông Bàn Văn Bình, Bí thư Đảng ủy xã Bình Trung (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) cho biết, vừa phát hiện một phụ nữ tử vong trong vụ cháy rừng xảy ra tại xã.
Cảnh sát Giao thông Hà Nội trong đêm 16/4 đã phát hiện lái xe khách liên tỉnh vi phạm nồng độ cồn và lái xe tải dương tính với ma túy.
Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đơn vị bầu cử số 1, Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội sáng 17/4 đã có buổi tiếp xúc cử tri các quận Hai Bà Trưng, Đống Đa và Ba Đình, chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
0