Trưng bày 'Ngựa thồ' C-130 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự

Người dân Thủ đô chuẩn bị tận mắt tham quan "ngựa thồ" C-130 - máy bay vận tải cỡ lớn của quân đội Mỹ tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sắp khai trương tại phường Tây Mỗ và Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội), nằm sát Đại lộ Thăng Long. Hiện vật có kích thước lớn đặc biệt này có tuổi đời gần 70 năm, đã trải qua rất nhiều công đoạn hết sức vất vả để có mặt được ở Hà Nội, trong đó có các quy trình tháo dỡ, vận chuyển và lắp ráp. Tiếp nhận C-130 về trưng bày ở Hà Nội là mong mỏi của nhiều thế hệ cán bộ Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Bởi đây là hiện vật thể hiện thắng lợi vĩ đại của dân tộc, chiến lợi phẩm quan trọng mà Quân đội Nhân dân Việt Nam thu được khi đánh thắng Đế quốc Mỹ.
Đây là chiếc C-130 – chiếc máy bay vận tải được trang bị cho Không quân và Hải quân Mỹ năm 1956 để tham chiến tại Việt Nam.

Không hề giống các hiện vật thông thường được trưng bày trong bảo tàng. Thuộc thế hệ C-130 đầu tiên, sử dụng động cơ phản lực cánh quạt Allison T56 ba lá. Còn được mệnh danh là “Ngựa thồ 34 tấn” -  phương tiện vận tải đường không chủ lực của quân đội Mỹ ở Việt Nam. Sau ngày thống nhất đất nước 30/4/1975, Việt Nam thu được 7 chiếc máy bay C-130 và đã bổ sung ngay vào lực lượng phục vụ cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam.

Hành trình về Hà Nội từ thành phố Hồ Chí Minh khoảng 1.700 km, nhưng thực tế, đội vận tải đã phải chọn quãng đường hơn 1.800 km, bởi phải tránh tất cả các cầu trọng tải yếu, các đường có cua gấp, dốc cao, hay các trạm soát vé. Tổng cộng đã có 10 xe vận chuyển và hộ tống, chưa kể sự hỗ trợ của cảnh sát giao thông và kiểm soát quân sự từng địa phương, các đoàn tiền trạm đo đạc, khảo sát.

13 năm trước, bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã nhận quyết định chuyển giao máy bay C-130 về làm hiện vật trưng bày. Nhưng bảo tàng tại 28A đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình không đủ diện tích. Khi dự án Xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại Nam Từ Liêm hoàn thành, người dân Thủ đô có thể thoải mái nhìn tận mắt, sờ tận tay chiến lợi phẩm quan trọng mà Quân đội Nhân dân Việt Nam thu được khi đánh thắng Đế quốc Mỹ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.

Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.

UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.

Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội sáng 11/5 đã trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.

Tại Việt Nam, ngành hoa cây cảnh ngày càng khẳng định vai trò trong nông nghiệp hiện đại với diện tích trồng khoảng 45.000 ha, giá trị sản xuất trên 45.000 tỷ đồng/năm và kim ngạch xuất khẩu vượt 100 triệu USD.