Ông Trump chơi đòn hiểm về kinh tế với Ukraine và Nga

Ngay trước thềm vòng thương thảo thứ hai giữa Mỹ và Nga ở Ả rập Xê út, Tổng thống Mỹ Donald Trump chơi chiêu bài kép, nhằm đánh vào kinh tế của Ukraine và Nga.

Ông Trump vừa gia tăng sức ép đối với Ukraine vừa đẩy mạnh tranh thủ Nga trong khi vẫn kiên định chủ ý hạn chế như có thể được vai trò và sự tham gia trực tiếp của EU, NATO và Ukraine vào quá trình tìm kiếm giải pháp giúp chấm dứt cuộc chiến tranh ở Ukraine. Chuyện thông qua mấy dự thảo của Đại hội đồng Liên hợp quốc và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vừa qua về 3 năm cuộc chiến ở Ukraine là bằng chứng mới nhất.

Đáng chú ý hơn nữa là chiêu bài kinh tế, thương mại của ông Trump.

Một mặt, ông Trump dồn ép Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào tình thế buộc phải nhượng bộ thêm cho Mỹ về cung ứng khoáng sản của Ukraine để đổi lấy viện trợ tài chính và quân sự của Mỹ. Thực chất, phía Mỹ ép Ukraine phải trả giá cho viện trợ tài chính và quân sự của Mỹ, cho cả phần đã nhận được từ trước đến nay lẫn phần muốn tiếp tục nhận được trong tương lai. Nếu không chấp nhận trả giá cho viện trợ của Mỹ, Ukraine sẽ gặp khó khăn lớn trong cuộc chiến với Nga.

Theo phía Ukraine, với những khoản viện trợ đã có được và nếu không được Mỹ tiếp tục viện trợ nữa, Ukraine có thể cầm cự Nga trong thời gian 6 tháng. EU và NATO cho biết viện trợ của EU và NATO, nếu không có dự tham gia của Mỹ, chỉ đủ giúp Ukraine cầm cự Nga thêm được 6 tháng.

Có thể thấy chính quyền mới ở Mỹ đã nhằm trúng vào một trong những điểm yếu nhất và dễ bị tổn thương nhất của Ukraine hiện tại. Cú đòn này của phía Mỹ thật sự rất hiểm đối với EU, NATO, Ukraine và Nga: mở cho EU, NATO và Ukraine cơ hội tiếp tục có được viện trợ của Mỹ cho Ukraine để tiếp tục chiến tranh với Nga. đồng thời phát đi thông điệp cảnh báo Nga rằng Mỹ muốn cùng Nga tìm kiếm giải pháp chính trị giúp chấm dứt cuộc chiến tranh ở Ukraine nhưng vẫn luôn sẵn sàng tiếp tục hậu thuẫn Ukraine chiến tranh với Nga.

Mặt khác, phía Mỹ không những chỉ kiên định chủ ý xích lại gần Nga để thuần tuý tìm giải pháp chính trị cho cuộc chiến ở Ukraine. Đúng vào dịp tiếp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và giữa khi gia tăng áp lực với Ukraine, ông Trump tuyên bố muốn thương thảo với Nga về hợp tác kinh tế.

Đáng chú ý, ông Trump chủ ý thể hiện cho Pháp, Anh và châu Âu thấy rằng Mỹ xích lại gần Nga và điều chỉnh chính sách đối với Nga và Ukraine không phải chỉ để tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc chiến ở Ukraine mà còn thật sự nhằm định hình và khởi động lại toàn bộ mối quan hệ của Mỹ với Nga; Mỹ không vì EU, NATO hay Ukraine mà buông bỏ lợi ích của Mỹ trong quan hệ với Nga.

Tác động chính trị và tâm lý của thông điệp này rất mạnh mẽ. Ông Putin cũng chơi đòn hiểm với EU và Ukraine khi ngay lập tức mời chào Mỹ hợp tác cùng khai thác tài nguyên ở những vùng lãnh thổ Ukraine mà Nga hiện kiểm soát. "Bên tung, bên hứng" nên đòn hiểm thật khó đỡ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một chiếc máy bay CRJ-900 đã gặp sự cố khi hạ cánh ở sân bay LaGuardia, New York, Mỹ, rất may 80 người trên máy bay không ai bị thương.

Thủ tướng Canada Mark Carney tuyên bố, Tổng thống Mỹ Donald Trump cần ngừng đưa ra những bình luận thiếu tôn trọng về Canada trước khi hai nước có thể đàm phán nghiêm túc về quan hệ song phương.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc công nhận Crimea là một phần của Nga và có thể thúc đẩy Liên hợp quốc làm điều tương tự, tuy nhiên đây chưa phải quyết định chính thức, theo nguồn tin từ trang Semafor.

Thẩm phán liên bang Mỹ James Boasberg đã yêu cầu chính quyền Tổng thống Donald Trump cung cấp thông tin chi tiết về việc trục xuất hàng trăm người Venezuela, dù trước đó tòa án đã ra lệnh tạm dừng.

Israel cho biết đang tiến hành "các cuộc không kích quy mô lớn" nhằm vào lực lượng Hamas ở Gaza, khiến lệnh ngừng bắn giữa hai bên càng trở nên mong manh.

Với cuộc gặp ba bên cấp Thứ trưởng Ngoại giao vừa qua ở Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, ba nước Trung Quốc, Nga và Iran đã định hình khuôn khổ diễn đàn trao đổi mới về vấn đề hạt nhân của Iran.