Triển lãm 70 tác phẩm hội họa 'Đường lên Điện Biên'
Toàn cảnh về những tháng ngày gian lao trên Điện Biên để làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ "chấn động địa cầu" qua các sáng tác của nhiều danh họa, đang được giới thiệu tới công chúng tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Với phương pháp trưng bày truyền thống, kết hợp ứng dụng công nghệ trình chiếu cinemagraph và không gian tương tác trải nghiệm, triển lãm đưa người xem sống lại những khoảnh khắc của chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa.

Công tác kéo pháo vào trận địa chuẩn bị cho chiến dịch được thể hiện qua tác phẩm "Kéo pháo Điện Biên" của Trần Đình Thọ; tình cảm quân và dân gắn bó khăng khít, đùm bọc lẫn nhau trong thời chiến được diễn tả qua các tác phẩm "Tình quân dân" của Nguyễn Sáng, "Đường lên Điện Biên" của Trần Khánh Chương, "Cả nước ra trận" của Lưu Danh Thanh...


Nhiều tác phẩm khắc hoạ sâu sắc và tái hiện sinh động những trận đánh hào hùng, oanh liệt tại chiến trường như "Đánh vào trung tâm Điện Biên Phủ" của Nguyễn Thế Vị, "Điện Biên năm ấy" của Cao Trọng Thiềm...
Những tác phẩm kinh điển về tinh thần anh dũng chiến đấu như chùm ký hoạ chiến trường Điện Biên Phủ của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân trước lúc hy sinh là một điểm nhấn quý giá của triển lãm này.

Đặc biệt, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng hình ảnh chiến sĩ, đồng bào các dân tộc tham gia kháng chiến thể hiện sự đoàn kết một lòng của toàn quân, toàn dân hướng về Điện Biên.
Tôi sáng tác tác phẩm vào năm 2003, khi tôi đi thực tế tại Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ gây xúc động lớn nhất với tôi là xe thồ của dân công và hào con nhím, nói lên sự chiến đấu toàn dân tộc. Những vật dụng hoàn toàn thô sơ mà chiến thắng giặc Pháp.
Nhà điêu khắc Lưu Danh Thanh - tác giả tác phẩm "Cả nước ra trận".
Triển lãm "Đường lên Điện Biên" thể hiện sự trân trọng, niềm tự hào về những trang sử vàng của dân tộc, khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, tinh thần đại đoàn kết toàn dân, là sự tri ân sâu sắc tới thế hệ các anh hùng, liệt sĩ, những người từng tham gia cuộc kháng chiến để chúng ta được sống trong độc lập, hòa bình.

Đây là lần đầu tiên tôi được xem một triển lãm chuyên đề về Điện Biên Phủ, trước đây chỉ xem rải rác ở một số triển lãm khác. Lần đầu tiên tôi được biết đến các bức ký họa của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Tôi thấy rất hay.
Họa sĩ Lê Thiết Cương.
Triển lãm là lời tri ân của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tới những hoạ sĩ, nhà điêu khắc mà sự sáng tạo của họ đã mang đến một khí thế "Đường lên Điện Biên" hào hùng và đầy cảm xúc.

Triển lãm mở cửa đến hết ngày 15/5/2024 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình.


Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.
UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.
Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội sáng 11/5 đã trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.
Tại Việt Nam, ngành hoa cây cảnh ngày càng khẳng định vai trò trong nông nghiệp hiện đại với diện tích trồng khoảng 45.000 ha, giá trị sản xuất trên 45.000 tỷ đồng/năm và kim ngạch xuất khẩu vượt 100 triệu USD.
Nằm trong khuôn khổ của triển lãm “Sắc Lụa”, Workshop “Nhuộm khăn tơ tằm” của họa sĩ Hội Trần đã mang đến một trải nghiệm nghệ thuật độc đáo và đầy thú vị cho những người tham gia.
0