Tổng thống Trump coi Ukraine là 'quân cờ' thao túng châu Âu?

Sự leo thang căng thẳng gần đây giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Zelensky đã phơi bày mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa hai nước, có thể khiến Ukraine suy yếu hơn trong bối cảnh tiếp diễn xung đột.

Đây là nhận định từ một số chuyên gia Nga và Ukraine. Trong đó, ông Ruslan Bortnik, Giám đốc Viện Chính trị Ukraine, cho rằng việc đạt được sự đồng thuận giữa Mỹ - Ukraine ngày càng khó khăn. Tuy nhiên, dù quan hệ căng thẳng, sự ràng buộc địa chính trị giữa hai bên vẫn đảm bảo mối quan hệ này sẽ tiếp tục tồn tại ở một mức độ nào đó.

“Tôi nghĩ mối quan hệ giữa ông Zelensky và ông Trump rất đáng ngờ. Tôi không biết liệu hai người có thể đạt được bất kỳ sự đồng thuận nào trong tương lai hay không? Nhưng điều đó sẽ còn khó khăn hơn ở thời điểm hiện tại. Hơn nữa, không nghi ngờ gì về việc thái độ của Mỹ đối với Ukraine đang trở nên tồi tệ hơn. Chúng ta không thể mong đợi Mỹ hỗ trợ Ukraine trong thời gian tới. Quan hệ giữa Ukraine và Mỹ đã rạn nứt. Nhưng đồng thời, Mỹ vẫn muốn duy trì ảnh hưởng của mình đối với Ukraine. Ukraine cũng không thể bỏ qua Mỹ. Vì vậy, mối quan hệ giữa hai nước vẫn sẽ được duy trì ở một mức độ nhất định”, ông Bortnik nhận định.

Giáo sư Kirill Koktysh, Viện Quan hệ Quốc tế Moscow, nhấn mạnh rằng châu Âu là một bên liên quan quan trọng trong cuộc xung đột Nga-Ukraine và Mỹ đang lợi dụng ảnh hưởng của mình để thao túng các vấn đề châu Âu.

“Về Ukraine, nước này cơ bản đã trở thành một công cụ để Trump gây sức ép lên châu Âu. Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, châu Âu đã thực sự biến thành một thuộc địa của Mỹ. Trong khi đó, các đối thủ của ông Trump, cụ thể là những người theo chủ nghĩa toàn cầu và Đảng Dân chủ, lại bám rễ vững chắc ở châu Âu”, ông Koktysh nhận xét.

Ông Koktysh cho rằng trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, châu Âu ngày càng phụ thuộc vào Mỹ, đặc biệt là về an ninh và năng lượng. Ông có thể đang ám chỉ các chính sách của Mỹ khiến châu Âu phải theo đuổi một lập trường đối đầu với Nga, mà không có nhiều lựa chọn độc lập. Ông Koktysh đề cập đến "những người theo chủ nghĩa toàn cầu" và Đảng Dân chủ Mỹ như những thế lực có ảnh hưởng mạnh ở châu Âu. Điều này có thể ám chỉ rằng, các chính trị gia và nhóm lợi ích có khuynh hướng toàn cầu hóa (trái ngược với chủ nghĩa dân tộc của Tổng thống Trump) đang có ảnh hưởng đến chính sách của châu Âu, khiến khu vực này không thể đi theo hướng mà ông Trump mong muốn.

Một số chuyên gia phản ứng gay gắt hơn về cuộc đối đầu giữa hai nhà lãnh đạo, lập luận rằng Mỹ chưa bao giờ coi Ukraine là một đối tác ngang hàng. Họ lưu ý rằng, dưới thời chính quyền Trump, vỏ bọc ngoại giao lịch sự đã biến mất, cho thấy quan điểm của Washington về Ukraine không khác gì một quân bài mặc cả.

“Phương Tây do Mỹ dẫn đầu luôn đặt lợi ích của họ lên trên Ukraine. Chính quyền Trump thậm chí không buồn che giấu thái độ này thông qua các nghi thức ngoại giao. Ông Trump xem Ukraine như một vùng đất không có chủ quyền, hoặc một quân bài mặc cả trên bàn đàm phán”, Alexander Shatilov, giáo sư tại Khoa Khoa học Chính trị của Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga, nhận định.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay 11/5 đã lên tiếng đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine vào ngày 15/5 tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).

Nhà đấu giá danh tiếng Sotheby’s đã công bố một tuyệt phẩm đá quý mới: viên kim cương xanh lam mang tên Mediterranean Blue, hay còn gọi là Kim cương xanh Địa Trung Hải.

Chỉ vài giờ sau khi thỏa thuận ngừng bắn Ấn Độ - Pakistan có hiệu lực, cả hai bên đã cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn, với các vụ nổ được báo cáo tại Srinagar và Jammu.

Tập đoàn giải trí và truyền thông đa phương tiện lớn nhất thế giới - Walt Disney đã công bố kế hoạch xây dựng công viên chủ đề Disney tại Thủ đô Abu Dhabi của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc ngày 10/5 đã kết thúc ngày đàm phán đầu tiên tại Thụy Sĩ nhằm tìm ra một thoả thuận giải quyết những căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Mỹ đạt được thỏa thuận thương mại đầu tiên kể từ khi Tổng thống Donald Trump công bố chính sách thuế đối ứng. Đây là thỏa thuận đầu tiên được ký kết dưới chiến lược thương mại “Đàm phán song phương - Thuế suất cao” của chính quyền Tổng thống Trump, với mục tiêu tái định hình trật tự thương mại thế giới và tạo áp lực lên các nền kinh tế lớn khác.