Tổng công ty xi măng Việt Nam bị thanh tra

Bộ Tài chính vừa có quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài chính, tại Tổng công ty Xi măng Việt Nam và 3 công ty con là: Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp, Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng, Công ty TNHH MTV Vicem Hà Tiên.

Trước đó, Tổng Công ty Xi măng Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt khó khăn lớn trong sản xuất kinh doanh xi măng, xuất phát từ nhu cầu thị trường giảm mạnh, cả ở trong nước lẫn xuất khẩu.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 đã kiểm toán của VICEM, kết quả lỗ sau thuế lên đến hơn 1.100 tỷ đồng, trái ngược với khoản lãi gần 642 tỷ đồng trong năm 2022. Cùng với đó, doanh thu năm 2023 là 25.301 tỷ đồng, giảm 18% so với năm 2022. Đặc biệt, 3 công ty con của Vicem cũng có kết quả kinh doanh đáng báo động.

Tổng công ty xi măng Việt Nam bị thanh tra

Năm 2023, Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng doanh thu giảm 16% so với năm 2022. Cùng với đó, lợi nhuận sau thuế giảm mạnh lên đến 97,8%. Không những thế, Năm 2024, doanh nghiệp đặt kế hoạch lợi nhuận giảm sâu tới âm 79 tỷ đồng.

Cùng với đó, Xi măng Vicem Hà Tiên ghi nhận lợi nhuận sau thuế 3 tháng đầu năm 2024 âm 24,6 tỷ đồng.

Đáng chú ý hơn là Vicem Tam Điệp, Tại thời điểm 31/12/2023, vốn đầu tư của chủ sở hữu là 1.132 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 1.126 tỷ đồng, theo đó, vốn chủ sở hữu chỉ còn 62 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 19 lần.

Kinh doanh liên tục thua lỗ và đồng thời không đảm bảo nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, liệu có tồn tại sai phạm trong công tác quản lý và kinh doanh tại Tổng công ty xi măng Việt Nam hay không? Câu trả lời sẽ được cơ quan chức năng điều tra và làm rõ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.

Việt Nam có thể hạn chế tác động của thuế quan Mỹ thông qua đàm phán. Kỳ vọng này càng được củng cố khi Tổng thống Donald Trump sẵn sàng thỏa thuận thuế quan với các quốc gia.

Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.

Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.

Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.

Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...