Tính răn đe trong chế tài xử lý lãng phí chưa cao

Phát biểu thảo luận về Đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025 trong phiên họp Quốc hội sáng nay, 4/11, đại biểu quan tâm đến việc chống lãng phí trong bộ máy công quyền.

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa - Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định, cơ bản đồng tình với các hạn chế đã nêu trong Báo cáo của Chính phủ, trong đó đại biểu nhấn mạnh, bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí đã đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và đưa ra nhiều giải pháp. Đây là một thông điệp mạnh mẽ, sâu sắc, khuyến khích mọi người dân, đặc biệt là cán bộ trong bộ máy công quyền cần xem xét lại cách thức sử dụng và quản lý các nguồn lực trong xã hội.

Theo đại biểu Mai Thị Phương Hoa, tình trạng này có những nguyên nhân chủ yếu sau:

(1) Còn có một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý. Lâu nay họ chỉ coi lãng phí là hành vi cần khắc phục nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội;

(2) Có một số cán bộ còn quan niệm lãng phí chỉ là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước không hiệu quả, nhưng trên thực tế có lãng phí về cơ hội và thời gian;

(3) Bệnh thành tích, tư duy nhiệm kỳ, tư duy chủ quan của một số cán bộ muốn thực hiện những dự án ở địa phương, bộ, ngành mình vào trong nhiệm kỳ mình làm lãnh đạo để chứng tỏ năng lực, sự năng động nhưng do cách làm, sự tính toán chủ quan, sự không tuân thủ đầy đủ các quy trình phụ thuộc nên một số dự án mới đem lại hiệu quả không như mong muốn;

(4) Chế tài xử lý lãng phí đã ban hành nhưng tính răn đe chưa cao.

Đại biểu cho rằng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã quy định trách nhiệm của cá nhân, trách nhiệm người đứng đầu, việc xử lý hành vi vi phạm trong việc để xảy ra tình trạng lãng phí, tuy nhiên, các quy định này chủ yếu có tính chất cảnh báo, nhắc nhở. Bộ Luật hình sự có 2 điều đề cập đến các hành vi phạm tội dẫn đến hậu quả lãng phí (Điều 179 và Điều 219), nhưng trên thực tế, các điều luật này ít khi được sử dụng để xử lý hành vi lãng phí mà thường được xử lý bằng các tội danh khác. Bà Mai Thị Phương Hoa cho rằng với cách xử lý này, mặc dù tội phạm vẫn bị trừng trị nhưng tính răn đe, giáo dục về chống lãng phí chưa cao.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các lực lượng thuộc Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội vừa truy xét, bắt giữ đối tượng cướp giật tài sản của cụ bà hơn 80 tuổi.

Sáng 20/11, TAND TP.HCM đã mở phiên xét xử sơ thẩm đại án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil, cùng nhiều tổ chức liên quan.

Những tháng cuối năm, hoạt động của tội phạm trộm cắp tài sản thường gia tăng với diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi. Trước tình hình này, Công an Thành phố Hà Nội đã đưa ra những khuyến cáo để người dân chủ động phòng chống, tránh thiệt hại về tài sản và đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở.

Hôm nay, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Marc Knapper và Tư lệnh Lực lượng Không quân Thái Bình Dương Mỹ, Đại tướng Kevin B. Schneider đã cùng Tư lệnh quân chủng Phòng không Không quân Việt Nam (ADAF), Trung tướng Nguyễn Văn Hiền tham gia lễ bàn giao máy bay huấn luyện T-6C.

Giao thông thông minh đã mang lại rất nhiều tiện ích và trải nghiệm di chuyển. Hiện nay, Hà Nội đã áp dụng nhiều ứng dụng số trong giao thông thông minh làm thay đổi cách mà người dân tham gia giao thông mỗi ngày.

Sáng 20/11, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh nhóm thanh thiếu niên, không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy đi thành hàng ngang trên đường Nguyễn Trãi.