Tiểu thuyết 'Hơn cả tình yêu' (phần 8) - Nguyễn Trường

Sự xuất hiện của nhân vật Thành - con trai Bí thư Tám đã mở ra một chuỗi sự kiện cho sự tác hợp tình cảm giữa hai gia đình của Thành và Dung. Vẻ đẹp và sự khéo léo của Dung không những khiến các anh thanh niên như Thành say mê mà đến cả mẹ của các anh cũng muốn nhắm cô làm con dâu.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại Làng Sen, Thanh cùng các cô gái trong xóm chăm chỉ học chữ Quốc ngữ như một phong trào tự học. Họ học để biết viết, để có thể viết thư cho người thân và để không bị coi thường trong xã hội. Trong lúc ấy, ông Đội Quyên, một cán bộ cách mạng bất ngờ ghé thăm nhà ông Sắc. Cuộc gặp gỡ giữa ông và Thanh diễn ra bí mật, nhanh chóng nhưng đầy xúc động.

Thành phố Huế dường như bừng tỉnh sau một mùa hè dài với không khí tươi mới và nhộn nhịp. Cổng trường chào đón học sinh, phụ huynh và thầy cô, mỗi người đều mang trong mình một câu chuyện riêng, một dáng vẻ khác biệt phản ánh những lớp xã hội đa dạng. Côn tuy háo hức nhưng cũng đầy trăn trở khi đối diện khẩu hiệu Tự do - Bình đẳng - Bác ái.

Trong một buổi sáng sớm, bên dòng Hương Giang, những người bạn trẻ: Hùng, Côn, Khiêm, Cần, Phượng, Quý và Diệp Văn Kỳ lại hẹn nhau rong chơi nhưng không chỉ để ngắm cảnh hay vui đùa. Mỗi bước chân, mỗi lời nói của họ đều mang theo những khát vọng thầm kín, những hoài bão đang lớn dần trong một giai đoạn đầy biến động của đất nước. Những câu chuyện tưởng như chỉ để giải khuây dần hé mở tâm thế của cả một thế hệ thanh niên đang thao thức trước vận mệnh dân tộc. Trong tiếng cười trong trẻo, trong giọng hát ngọt ngào của thiếu nữ xứ Huế và cả trong ánh mắt rực sáng của người bạn tên Côn thấp thoáng hình hài một tương lai mà họ đều đang chờ đợi, đang muốn góp phần đổi thay.

Ông Nguyễn Sinh Sắc cùng hai con trai là Khiêm và Côn chuẩn bị vào Huế nhận chức quan do triều đình bổ nhiệm. Cô Thanh được giao ở lại quê nhà để trông coi nhà cửa, ruộng vườn và hương hoả. Ông Sắc xúc động, day dứt vì những thiệt thòi mà đứa con gái của ông phải chịu đựng. Giữa lúc chuẩn bị lên đường, một tin dữ lan truyền khi vua Thành Thái bị thực dân Pháp bắt, kinh thành Huế có biến.

Khoảng thời gian tháng 9 năm 1905, Côn và Khiêm được gửi lên Thành Vinh theo học Trường Tiểu học Pháp Việt. Trong buổi khai giảng đầu tiên, cả hai choáng ngợp trước không khí trang trọng và bài diễn văn ca ngợi nước Pháp với ba khẩu hiệu "Tự do - Bình đẳng - Bác ái". Những lời lẽ ấy khiến Côn băn khoăn khi so với thực tế, đất nước vẫn đang bị đô hộ. Vào lớp, cậu nhanh chóng bộc lộ khả năng vượt trội khiến cô giáo không khỏi bất ngờ và tính đến việc chuyển cậu lên lớp trên.

Đầu thế kỷ XX, giữa thời cuộc đảo điên khi lòng người phân tán và kẻ sĩ chia đôi ngả vẫn có những bước chân lặng lẽ chọn đi ngược dòng xu thế để giữ lấy chí khí. Ở một căn nhà nhỏ nơi đất khách, ông Sắc bộc lộ mong muốn rời nơi trú ngụ tạm thời để tiếp tục cuộc hành trình học hỏi, kết giao, tìm đến những sĩ phu cùng chí hướng trải dài khắp ba kỳ đất nước. Côn nay đã lớn, không giấu nổi sự háo hức trong ánh mắt cậu bé. Những chuyến đi không chỉ là cơ hội mở mang tri thức mà còn là con đường nối dài lý tưởng mà cha và các bậc tiền bối như cụ Phan Bội Châu đã từng theo đuổi.