Thiếu hiểu biết hay cố tình vi phạm đấu giá đất?

Từ lời khai của nhóm đối tượng thực hiện hành vi phá đấu giá đất ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn có thể khẳng định, đây không phải là hành động bột phát mà được tính toán rất cẩn thận.

Việc “thổi giá”, “bỏ cọc” diễn ra khá phổ biến nhưng chưa từng bị xử lý. Nay “phá” đấu giá đất mới xuất hiện và đang bị điều tra.

Thiếu hiểu biết pháp luật hay biết mà cố tình vi phạm? - lời khai của Phạm Ngọc Tuấn trước cơ quan điều tra cho thấy sự cấu kết, thông đồng nhằm thao túng đấu giá đất, bất chấp tất cả để đạt được mục đích.

Đối tượng Phạm Ngọc Tuấn (thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh) khai rằng: “Đáng ra lúc đó tôi sáng suốt. Lúc đầu tôi có tâm lý là định cho 10 mảnh cùng đấu tiếp bước giá bởi vì trong 10 mảnh của tôi đến vòng thứ 5 mới bị đẩy lên khoảng 17 triệu đồng/m². Nhưng khởi điểm vòng 5 mới là 17 triệu đồng/1m². Tại vòng 5, lúc đầu tôi nhầm là tôi sẽ đánh cả 10 mảnh. Đánh là sẽ trả khoảng 30 hoặc 2 mấy, trả dần các mảnh để vẫn có cơ hội vào vòng 6 để đấu tiếp. Nhưng mà tôi nhớ lại thì vòng 5 là vòng áp chót rồi, nghĩa là sang vòng sau sẽ không còn cơ hội để giữ được đất nữa thế là vội vàng tôi mới sửa thành 30 triệu đồng và thêm 3 số không nữa để tôi giữ được 3 lô”.

Đối tượng Phạm Ngọc Tuấn tại cơ quan công an.

Đấu giá nhiều vòng bắt buộc đang được hầu hết các huyện ngoại thành áp dụng khi giá khởi điểm vẫn áp ở mức quá thấp so với giá thị trường. Quy định tưởng chặt chẽ lại đang tạo nhiều lỗ hổng. Những đối tượng có ý định “phá hoại” sẽ “đẩy” mức giá không tưởng, rồi đến các vòng sau bỏ cuộc. Kết quả là lô đất đó sẽ buộc phải đấu giá lại tại một buổi khác. Hành vi này diễn ra tại cuộc đấu giá ở huyện Thanh Oai ngày 30/11 vừa qua. Tất cả 22 lô đất tại xã Đỗ Động đều đấu giá không thành công. Cụ thể, đến vòng thứ 8, giá cao nhất của các lô đất được trả lên tới hơn 70 triệu đồng/m². Tuy nhiên, đến vòng thứ 9, khách hàng đồng loạt không trả giá tiếp. Nghi vấn về sự thông đồng, móc nối để phá đấu giá đất tiếp tục được đưa ra.

Chúng ta cần phải tạm dừng đấu giá đất tại các địa phương để chuẩn bị những giải pháp kiểm soát thị trường và đặc biệt là kiểm soát thị trường sau những phiên đấu giá và trục lợi sau phiên đấu giá, có quy định rõ ràng những chế tài để xử lý những việc này.

Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nêu kiến nghị.

Huyện Thanh Oai đã có quyết định dừng cuộc đấu giá 39 thửa đất tại xã Đỗ Động dự kiến tổ chức vào ngày 7/12 và 21/12 tới.  Những dấu hiệu bất thường tại phiên đấu giá 22 thửa đất ngày 30/11 cũng đang được Công an huyện xác minh.

Từ trả giá cao, tạo sốt ảo, “kích sóng” đất nền đến “phá hoại”, hành vi thao túng đấu giá đất, lũng đoạn thị trường bất động sản phải được điều tra, xử lý nghiêm. Đó là yêu cầu đặt ra lúc này và cũng là mong muốn của nhiều người dân nơi có đất đấu giá, bởi từ lâu, dù có nhu cầu họ cũng hiếm khi tiếp cận được.

Pháp luật phải có biện pháp xử lý, người ta tham gia đấu nhưng lại bỏ. Người muốn mua không trúng, đấu linh tinh thế làm cho giá bị nhiễu.

Ông Trần Văn Sơn, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn kiến nghị.

Anh Nguyễn Chí Trung (xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn) cho hay: “Cơ quan điều tra vào cuộc như thế rất kịp thời, dẹp ngay những người tư tưởng xấu, làm dân hoang mang, có ý đồ phá hoại”.

Trở lại với lời khai của đối tượng Phạm Ngọc Tuấn (thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh), đối tượng cho biết: “Thứ nhất là em muốn phá, muốn giữ lại lô đất đấy để đấu giá lại và em suy nghĩ cũng vì tuổi trẻ, bộp chộp không chín chắn nên mong mọi người thông cảm và tha thứ cho em. Cũng vì một phút ngớ ngẩn của em là giá như em sửa là con số 80 thì nó đỡ rùm beng lên”.

Liệu ai có thể tin đây là những lời nói ăn năn, hối cải? Nếu nhóm đối tượng này chỉ trả giá 80 triệu đồng/m² thì cơ quan chức năng có vào cuộc điều tra và xử lý? “Lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó lọt”, những hành vi thao túng, trục lợi đấu giá đất sớm hay muộn cũng bị phát hiện và xử lý nghiêm.

Xin được nhắc lại là những dấu hiệu bất thường trong đấu giá đất đã được Đài Hà Nội liên tục phản ánh từ đầu tháng 8 đến nay. Ngoài công tác tổ chức, thì những tồn tại khi áp giá khởi điểm, thiếu chế tài răn đe đang là những lỗ hổng bị một số đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi lũng đoạn, thông đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.

Việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam được đánh giá sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp.

Quận Đống Đa đặt mục tiêu hoàn tất quy hoạch chi tiết cải tạo bốn khu chung cư cũ: Kim Liên, Khương Thượng, Trung Tự và Hào Nam trong năm 2025, nhằm thực hiện Chương trình số 03 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025”.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang, trong khi nguồn cung nhà ở còn thiếu.

Một số trường hợp bỏ hoang đất sẽ bị Nhà nước thu hồi, theo quy định tại Điều 81 Luật Đất đai 2024.

Huyện Mỹ Đức đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 47 thửa đất tại các xã An Tiến, Vạn Tín, Hương Sơn, Lê Thanh, Phù Lưu Tế, Mỹ Xuyên và thị trấn Đại Nghĩa vào ngày 3/4, với mức giá cao nhất 50,5 triệu đồng/m2.